1. Quần thể sinh vật.
- Có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ khi có biến đổi bất thường về môi trường.
- Số lượng con sinh ra nhiều hơn nhiều so với số lượng con sống sót đến tuổi trưởng thành.
2. Biến dị.
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
đúng không?
? Đacuyn hiểu về các biến dị của sinh vật như thế nào? Theo em như vậy có đúng không?
? Các biến dị theo quan niệm của Đacuyn di truyền học hiện đại gọi là biến dị gì?
→ Biến dị tổ hợp và thường biến.
? Quá trình CLTN diễn ra như thế nào? Kết quả của nó?
→ Tác động lên mọi sinh vật và phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
? Vật nuôi, cây trồng có chịu tác động của chọn lọc không? Kết quả của quá trình chọn lọc này như thế nào?
? Đacuyn đã giải thích nguồn gốc và quan hệ các loài trên trái đất như thế nào?
? Học thuyết Đacuyn có ý nghĩa như thế nào đối với sinh học?
sai khác nhau (biến dị cá thể) và các biến dị này có thể di truyền được cho đời sau.
- Tác động trực tiếp của ngoại cảnh hay của tập quán hoạt động ở ĐV chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện ngoại cảnh ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.
3. Chọn lọc.
a. Chọn lọc tự nhiên:
Giữ lại những cá thể thích nghi hơn với môi trường sống và đào thải những cá thể kém thích nghi.
b. Chọn lọc nhân tạo:
Giữ lại những cá thể có biến dị phù hợp với nhu cầu thị hiếu của con người và loại bỏ những cá thể có biến dị không mong muốn đồng thời có thể chủ động tạo ra các sinh vật có các biến dị mong muốn.
4. Nguồn gốc các loài:
Các loài trên trái đất đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung.
* Ý nghĩa của học thuyết Đacuyn.
- Nêu lên được nguồn gốc các loài.
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật và đa dạng của sinh giới.
- Các quá trình chọn lọc luôn tác động lên SV làm phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của chúng qua đó tác động lên quần thể.
4. Củng cố:
- Trình bày nội dung học thuyết tiến hoá của Lamac và học thuyết tiến hoá của Đacuyn? - Đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của mỗi học thuyết?
- So sánh chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo?
Những điểm cơ bản của CLTN và CLNT
CLTN CLNT
Tiến hành - Môi trường sống. - Do con người.
Đối tượng - Các sinh vật trong tự nhiên. - Các vật nuôi và cây trồng.
Nguyên nhân
- Do điều kiện môi trường sống khác nhau.
- Do nhu cầu khác nhau của con người.
Nội dung - Những cá thể thích nghi với môi trường sống sẽ sống sót và khả năng sinh sản cao dẫn đến số lượng ngày càng tăng còn các cá thể kém thích nghi với môi trường
- Những cá thể phù hợp với nhu cầu của con người sẽ sống sót và khả năng sinh sản cao dẫn đến số lượng ngày càng tăng còn các cá thể không phù hợp với nhu cầu của con người
sống thì ngược lại. thì ngược lại.
Thời gian - Tương đối dài. - Tương đối ngắn
Kết quả
- Làm cho sinh vật trong tự nhiên ngày càng đa dạng phong phú. - Hình thành nên loài mới. Mỗi loài thích nghi với một môi trường sống nhất định.
- Làm cho vật nuôi cây trồng ngày càng đa dạng phong phú.
- Hình thành nên các nòi thứ mới (giống mới). Mỗi dạng phù hợp với một nhu cầu khác nhau của con người.
5. Dặn dò:
- Ôn tập lại tất cả nội dung đã học trong trương trình sinh học 12. - Tiết sau ôn tập.
BµI 23: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu.
Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải:
- Nêu được các khái niệm cơ bản, các cơ chế chính trong di truyền học từ mức độ phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể và một số bằng chứng và cơ chế tiến hóa.
- Nêu được các cách chọn tạo giống.
- Giải thích được các cách phân loại biến dị và đặc điểm của từng loại. - Biết cách hệ thống hoá kiến thức thông qua xây dựng bản đồ khái niệm.
- Vận dụng lý thuyết giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và đời sống sản xuất.
II. Phương tiện dạy học
- Phiếu học tập, máy chiếu
- Học sinh ôn tập kiến thức ở nhà