- Để xem xét mức độ dinh dưỡng ở từng bậc dinh dưỡng và toàn bộ quần xã, người ta xây dựng các tháp sinh thái.
- Tháp sinh thái bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài thì khác nhau biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng.
- Có ba loại tháp sinh thái: + Tháp số lượng:
+ Tháp sinh khối: + Tháp năng lượng:
4. Củng cố:
Tóm tắt lại toàn bộ nội dung bài học, đọc phần ghi nhớ cuối bài.
5. Dặn dò.
- Học bài, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
BµI 44 & 45: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN. DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH QUYỂN. DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ
SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI
I. Mục Tiêu.
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
1. Kiến thức
- Nêu khái niệm niệm khái quát về chu trình sinh địa hoá. Nêu được các nội dung chủ yếu của chu trình cacbon, nitơ, nước.
- Nêu được khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ minh họa các khu sinh học đó.
- Giải thích được nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
- Mô tả được một cách khái quát về dòng năng lượng trong hệ sinh thái - Khái niệm về hiệu suất sinh thái
- Giải thích được sự tiêu hao năng lượng giửa các bậc dinh dưỡng
2. Kĩ năng
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá. - Có thể giải thích được sự tiêu hao năng lượng ở các bậc dinh dưỡng
3. Thái độ
- Yêu thích nghiên cứu về sinh thái học có ý thức bảo vệ môi trường sống. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên
II. Phương Tiện. 1. Chuẩn bị của GV
Tranh vẽ hình 44.1 đến hình 44.5 sách giáo khoa. Tranh vẽ hình 45.1, 45.2, 45.3 sách giáo khoa.
2. Chuẩn bị của HS
Chuẩn bị bài trước ở nhà