Câu 38: Tính trạng trội là những tính trạng biểu hiện ở cơ thể mang kiểu gen:
Câu 39: Quá trình phiên mã tạo ra:
A. tARNm, mARN, rARN. B. tARN. C. mARN. D. rARN.
Câu 40: Ở người, các triệu chứng: cổ ngắn, mắt một mí, khe mắt xếch, lưỡi dày và dài, ngón tay ngắn, chậm phát triển, si đần và thường vô sinh là hậu quả của đột biến:
A. Claiphentơ. B. Đao. C. Tớc nơ. D. Siêu nữ.
Đáp án
Câu Ý Câu Ý Cấu Ý Câu Ý
1 C 11 A 21 A 31 C 2 D 12 B 22 B 32 B 3 C 13 A 23 D 33 D 4 D 14 A 24 D 34 C 5 B 15 C 25 A 35 B 6 C 16 C 26 C 36 C 7 D 17 D 27 A 37 B 8 B 18 C 28 A 38 A 9 D 19 D 29 B 39 A 10 D 20 B 30 A 40 B
BµI 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA
HIỆU CỦA GEN
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
- Giải thích được cơ sở sinh hoá của hiện tượng tương tác bổ sung.
- Biết cách nhận biết gen thông qua sự biến đổi tỉ lệ phân li KH trong phép lai 2 tính trạng.
- Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và vai trò của gen cộng gộp trong việc quy định tính trạng số lượng.
- Giải thích được 1 gen có thể quy định nhiều tính trạng khác nhau như thế nào, thông qua ví dụ cụ thể về gen quy định hồng cầu hình liềm ở người.
II. Thiết bị dạy học
- Tranh phóng to hinh 10.1 và hình 10.2 SGK
III. Tiến trình tổ chức dạy học1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu các điều kiện cần để khi lai các cá thể khác nhau về 2 tính trạng ta thu được đời con có tỉ lệ phân li KH xấp xỉ 9:3:3:1?
Tuần: 11 Tiết: 11
Ngày soạn: 02/11/2008 Ngày dạy: 03/11/2008
- Giả sử gen A: quy định hạt vàng, a: hạt xanh B: quy định hạt trơn, b: hạt nhăn Hãy viết sơ đồ của phép lai P: AaBb X AaBb
Xác định kết quả KG, KH ở F1 trong trường hợp các gen plđl
3. Bài mới
Mở bài: Nếu 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST nhưng không phải trội lặn hoàn toàn mà chúng tương tác với nhau để cùng quy định 1 tính trạng thì sẽ di truyền thế nào? nếu 1 cặp gen quy định nhiều cặp tính trạng thì di truyền như thế nào?
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
? Hai alen thuộc cùng 1 gen (A và a) có thể tương tác với nhau theo những cách nào?
? Sự tương tác giữa các alen thuộc các gen khác nhau thực chất là gì?
? Hãy nêu khái niệm về tương tác gen? * GV yêu cầu học sinh đọc mục I.1 SGK tìm hiểu thí nghiệm
? Tỉ lệ 9: 7 nói lên điều gì?
→ Số kiểu tổ hợp, số cặp gen quy định cặp tính trạng đang xét.
? So sánh với hiện tượng trong quy luật của Menđen?
→ Giống số kiểu tổ hợp và tỉ lệ kiểu gen, khác tỉ lệ phân li KH ở F2.
? Hãy giải thích sự hình thành tính trạng màu hoa?
→ Dựa vào tỉ lệ phân li KG trong quy luật phân li của Menđen.
* HS tham khảo sơ đồ lai trong sgk và viết theo phân tích trên.
GV: Thực tế hiện tượng tương tác gen là phổ biến, hiện tượng 1 gen quy định 1 tính trạng theo Menđen là rất hiếm.
HS đọc khái niệm mục I.2 SGK
GV hướng dẫn hs quan sát hình 10.1 phân tích và đưa ra nhận xét
? Hình vẽ thể hiện điều gì?
? So sánh khả năng tổng hợp sắc tố ở những cơ thể mà KG chứa từ 0 đế 6 gen trội?
? Nếu số lượng gen quy định 1 tính trạng tăng lên thì hình dạng đồ thị sẽ như thế nào?
→ Số loại KG và KH tăng, sự sai khác giữa các KH nhỏ, đồ thị chuyển sang