Loài Trong Quần Xã Sinh Vật.
1. Các mối quan hệ sinh thái: thái:
Gồm quan hệ hỗ trợ và đối kháng.
- Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài khác gồm các mối quan hệ: Cộng sinh, hợp tác, hội sinh.
- Quan hệ đối kháng là quan hệ giữa một bên là loài có lợi và bên kia là loài bị hại, gồm các mối quan hệ: Cạnh tranh, ký sinh, ức chế-cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
2. Hiện tượng khống chế sinh học: sinh học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức
khống chế sinh học
Hỏi: Thế nào là khống chế sinh học ?
Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa cá loài trong quần xã.
4. Củng cố:
Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu 1: Trong quần xã rừng U Minh, loài đặc trưng là:
a. Rắn b. Chim c. Cây Tràm d. Cá
Câu 2: Trong quần xã ao nuôi cá tra, loài ưu thế là loài:
a. Cá Lóc b. Cá Tra c. Cá Sặc d. a, b, c đúng
Câu 3: Vi khuẩn lam và nốt sần rễ cây họ đậu là quan hệ:
a. Hợp tác b. Hội sinh c. Cộng sinh d. Cạnh tranh
Câu 4: Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới là:
a. Đặc trưng về số lượng loài
b. Đặc trưng về thành phần loài
c. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã d. Đặc trung về mối quan hệ sinh thái
câu 5: Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã có ý nghĩa: a. Giảm sự cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống b. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống
c. Giảm sự cạnh tranh d. Bảo vệ các loài động vật
5. Dặn dò:
Học bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
Soạn bài 41 “DIỄN THẾ SINH THÁI” và tìm ví dụ ở địa phương hoặc trong nước về diễn thế sinh thái.
BµI 41: DIỄN THẾ SINH THÁI
I. Mục tiêu bài giảng:
Sau khi học bài này học sinh cần phải: - Nêu được khái niệm diễn thế sinh thái. - Phân biệt được các loại diễn thế sinh thái.
- Nêu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.
II. Phương tiện:
Tranh vẽ phóng to hình 41.1- H41.3
III- Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số.
Tuần 32 Tiết 44
Ngày Soạn: 13/4/2009 Ngày Dạy: 14/4/2009
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là QXSV? Nêu sự khác nhau giữa QXSV với QTSV?
? Các đặc trưng cơ bản của QXSV là gì? Hãy lấy vị dụ minh họa các đặc trưng cơ bản của QXSV?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức
Giáo viên: chia lớp thành các nhóm rồi yêu cầu các nhóm nghiên cứa SGK và quan sát sơ đồ H41.1; H41.2, mỗi nhóm hãy thực hiện các nhiệm vụ sau: - Phân tích đặc điểm môi trường và đặc điểm sinh vật trong 2 sơ đồ đó?
- Lập sơ đồ diễn thế sinh thái? - Nêu khái niệm diễm thế sinh thái? - Học sinh:
+ Đặc điểm môi trường:
● Giai đoạn tiên phong: Khí hậu khô, nóng, đất không được che phủ...
● Giai đoạn giữa: Khí hậu mát và ẩm, chất dinh dưỡng trong đất tăng dần.... ● Giai đoạn cuối:
+ Đặc điểm sinh vật: ● Giai đoạn tiên phong: ● Giai đoạn giữa
● Giai đoạn cuối:
+ Sơ đồ diễm thế sinh thái
Môi trường1 Các quần thể 1 Môi trường 2 Các quần thể 2 Môi trường 3 Các quần thể 3 Giáo viên: hãy đọc SGK và nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa các loại diễn thế?
- Học sinh: Trả lời theo 2 ý sau:
? Môi trường khởi đầu của diễn thế khác nhau như thế nào?
? Quá trình diễn thế diễn ra qua các giai đoạn nào?
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục này bằng việc hoàn thành bảng 41 SGK.