Sự Thích Nghi Của Sinh Vật Với Môi Trường Sống.

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh Học 12 (2 cột) (Trang 117 - 118)

Trường Sống.

1. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng.a. Thực vật. a. Thực vật.

- Cây ưa sáng: mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng, có đặc điểm chịu được ánh sáng mạnh như lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, lá xếp nghiêng so với mặt đất.

- Cây ưa bóng: mọc dưới bóng của các cây khác, có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang

b. Động vật.

Có cơ quan chuyên hóa tiếp nhận ánh sáng. Phân chia làm hai nhóm: nhóm ưa hoạt động ban ngày và nhóm ưa hoạt động ban đêm.

2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ.a. Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc a. Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman).

Động vật đẳng nhiệt vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới.

b. Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi… của cơ thể (quy tắc anlen). đuôi, chi… của cơ thể (quy tắc anlen).

Động vật đẳng nhiệt vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi… thường bé hơn so với động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới.

Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức

nhiệt sống nơi nhiệt độ thấp có tỉ số giữa

VS S

giảm góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể.

IV. Củng Cố:

Cho học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.

V. Dặn Dò

Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.

Soạn bài: “QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ”

BµI 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ

GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

I. Mục Tiêu.

Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải:

1. Kiến thức

- Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa về quần thể sinh vật.

- Nêu được các mối quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong quần thể, lấy được ví dụ minh họa, nêu được nguyên nhân và ý nghĩa sinh thái của mối quan hệ đó.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa dựa trên kiến thức thực tế.

3. Thái độ

- Nâng cao ý thức học tập bộ môn, xây dựng được ý thức bảo vệ thiên nhiên.

II. Đồ dùng:

- Hình 36.1-3, bảng 36 SGK, bảng 36 SGV và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet. - Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập.

III. Phương pháp

- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp, giảng giải và hoạt động nhóm.

IV. Tiến Trình Tổ Chức Dạy Học. 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là giới hạn sinh thái? Lấy ví dụ minh họa về giới hạn sinh thái của sinh vật?

3. Nội dung bài mới:

Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức

Yêu cầu học sinh đọc mục I và quan sát hình 36.1 SGK

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh Học 12 (2 cột) (Trang 117 - 118)