Tuần:12 Tiết: 13
Ngày soạn: 09/11/2008 Ngày dạy: 10/11/2008
1. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ:
- Cơ sở của hiện tượng hoán vị gen? Tần số HVG phụ thuộc vào điều gì? - Điều kiện đối với các gen để có thể xảy ra LKG hay HVG?
3. Bài mới
GV đặt vấn đề: Người ta đã nhận thấy giới tính được quy định bởi 1 cặp NST gọi là NST giới tính → GV giới thiệu bộ NST của ruồi giấm.
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
Gv cho hs quan sát hình 12.1 và trả lời câu hỏi:
? Hãy cho biết đặc điểm của các gen nằm trên vùng tương đồng hoặc không tương đồng?
→ Về trạng thái tồn tại của các alen, có cặp alen không? Sự biểu hiện thành kiểu hình của các gen tại vùng đó? ? Thế nào là NST giới tính?
? NST thường và NST giới tính khác nhau như thế nào?
* GV hướng dẫn HS đọc mục I.1.b ? Bộ NST giới tính của nam và nữ có gì giống và khác nhau?
? Tế bào sinh trứng giảm phân cho mấy loại trứng?
* GV lưu ý HS trước khi làm các bài tập về di truyền LK với giới tính cần chú ý đến đối tượng ng/cứu và kiểu xác định đúng cặp NST giới tính của đối tượng đó.
- GV yêu cầu hs đọc mục I.2.a trong SGK và thảo luận về kết quả 2 phép lai thuận nghịch của Moocgan.
? Kết qủa ở F1 , F2
? Kết qua đó có gì khác so với kết quả thí nghiệm phép lai thuận nghịch của Međen?
* HS quán sát hình vẽ 12.2 giải thích hình vẽ.
? Gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính nào?
? Hãy nhận xét đặc điểm di truyền của gen trên NST X (chú ý sự di truyền tính trặng màu mắt trắng cho đời con ở phép lai thuận)