Tiêu chí 4: Tính cân bằng, cân đối (Balance)

Một phần của tài liệu phát triển chương trình giáo dục (Trang 102 - 104)

- Chuẩn đầu ra của môn học

4. Tiêu chí 4: Tính cân bằng, cân đối (Balance)

+ Ý nghĩa của tiêu chí: Đố i với chương trình g iáo dục đại học, t ính cân đố i, cân bằng được xem là một vấn đề đáng được quan tâm chú ý; tính cân đố i, c ân bằng xác đ ịnh tỷ lệ giữa các khố i kiến thức tự nh iên và xã hội nhân văn , giữa các khối kiến thức đại cương (kiến thức chung), kiến thức cơ sở, khố i kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ của một chương trình . Nhưng để có được quan điểm chung và chính xác về sự cân bằng, cân đố i của một ch ương t rình là không đơn g iản chút nào. Chẳng hạn, Ronald C. Do ll (1996) xem xét sự cân bằng trên quan điểm của người học cho rằng : “Chương t rình được xem là cân bằng đối với ng ười học

trong thời điểm nhất định cần phải hoàn toàn phù hợp với người học đó về các nhu cầu giáo dục của họ tại thời điểm đó”. Song, một số quan điểm khác lại nhấn mạnh sự cân bằng giữa chương trình lấy ng ười họ c làm trung tâm và chương trình lấy môn học làm trung tâm, hoặc chương trình cần đạt được sự cân bằng giữa việc đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu cá nhân, đ iều này muốn nói một chương trình không nên chỉ hướng về nhu cầu xã hội và n ếu ch ỉ như v ậy là không đủ, mà còn phải hướng đến nhu cầu của cá nhân hay nhó m các cá nhân.

Đối với chương trình môn học, tính cân bằng, cân đối đ ược xem là một trong tiêu chí quan t rọng t rong quá t rình xây dựng, thực th i và đánh giá chương trình một môn học. Tính cân bằng, cân đối trong chương trình môn học thể h iện sự cân bằng trong ba lĩnh v ực: nhận thức (kiến thức), kỹ năng và thái độ (tình cảm), kh i chương t rình môn học tập trung qu á nhiều vào lĩnh vực kiến thức và lãng quên về mặt g iáo dục t ình cảm, thái độ , thì đ ược co i là không cân b ằng; sự cân bằng giữa mục tiêu và nội dung; và sự cân bằng g iữa nội dung lý thuyết và thực hành v.v... Th eo ý đó , nếu mụ c t iêu môn học trong giai đoạn đánh g iá cần ph ải thay đổi thì sự cân đối g iữa các phần nộ i dung củ a môn học cũng cần phải th ay đổi cho phù hợp.

Tuy nhiên, kh i nó i đến sự cân bằng, cân đối, chúng ta thường nghĩ đến sự cân bằng năm mươi – năm mươi, song kh i nó i về chương trình giáo dục, chương trình môn học, th ì không nên nghĩ đến tỷ lệ cân bằng năm mươi - năm mươi, mà nên ngh ĩ đến một sự “cân bằng” tương đối.

+ Các chỉ số thực hiện(gợi ý):

- Cân bằng về nội dung môn học này v ới môn học khác trong cùng khối kiến thức;

- Cân bằng về thời lượng thời gian của môn học này với môn học khác trong cùng khố i kiến thức;

- Cân bằng về mức độ rộng và sâu của kiến thức chuyên môn củ a môn học;

- Cân bằng giữa mục tiêu hay chuẩn đầu ra và nộ i dung của môn học;

- Cân bằng về cấu t rúc nộ i dung các phần nộ i dung của môn học;

- Cân đối về tỷ lệ g iữa nộ i dung lý thuyết và thực hành của môn học;

- Cân đố i về bố t rí thời lượng thời g ian cho cá c phần nội dung của môn học;

Một phần của tài liệu phát triển chương trình giáo dục (Trang 102 - 104)