Hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động kinh doanh chứng khoán

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 141)

- Tự đánh giá rủi ro (KCS A Key control self‐assessment) là một mô hình

3.3.1.Hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động kinh doanh chứng khoán

Hiện nay, khung pháp lý cho hoạt động của các CTCK Việt Nam đang được dần hoàn thiện và tương đối đầy đủ. Theo đề án tái cấu trúc TTCK giai đoạn 2012 - 2015, mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của việc tái cấu trúc các CTCK là nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp và khả năng kiểm soát rủi ro của các công ty. Trên cơ sở đó, từng bước thu hẹp số lượng các CTCK, do đó khung pháp lý về CTCK cần có những thay đổi phù hợp.

Thứ nhất, khung pháp lý về mô hình hoạt động của CTCK. Một trong những

hướng được quan tâm nhiều bởi các CTCK là chuyển đổi mô hình hoạt động sang mô hình ngân hàng đầu tư, công ty tài chính … Trong đó mô hình NHĐT đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện và mang lại nhiều ưu điểm, đặc biệt là khả năng thực hiện QLRR tốt hơn như đã đề cập ở phần trước. Để điều chỉnh hoạt động của CTCK bên cạnh các văn bản pháp luật hiện hành như Luật Ngân hàng nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật kế toán, kiểm toán..., cần xác lập cơ chế để thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư hoạt động trên thị trường

chứng khoán. Pháp luật về ngân hàng đầu tư cần tập trung làm rõ một số nội dung quan trọng sau:

- Mô hình ngân hàng đầu tư được phép áp dụng trên thị trường, trong thời gian trước mắt mô hình nên phát triển là các ngân hàng đầu tư chuyên sâu hoạt động theo cơ chế công ty cổ phần.

- Cơ chế chuyển đổi CTCK thành các ngân hàng đầu tư, hoạt động thiết lập NHĐT của các NHTM, Công ty bảo hiểm.

- Các nội dung hoạt động chủ yếu của ngân hàng đầu tư. Trong giai đoạn đầu nên tập trung vào hai hoạt động là tư vấn tài chính, tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán.

- Cơ chế kiểm soát hoạt động của ngân hàng đầu tư trong đó tập trung quyền quản lý kiểm tra cho UBCKNN. Có cơ chế phối hợp giám sát giữa UBCKNN và Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đối với hoạt động của các ngân hàng đầu tư.

- Các điều kiện cấp phép hoạt động cho ngân hàng đầu tư như mức vốn pháp định, đội ngũ nhân viên hành nghề, cơ chế quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro. Mức vốn pháp định cho hoạt động của NHĐT chuyên sâu về hoạt động tư vấn có thể tương đương với mức vốn pháp định công ty quản lý quỹ hiện hành ở Việt nam. Đối với hoạt động bảo lãnh phát hành cần được quy định ở mức tương đương với vốn pháp định của NHTM hiện hành ở Việt nam. Hoạt động bảo lãnh phát hành với những hình thức đa dạng nhất là hình thức bảo lãnh chắc chắn đòi hỏi nhà bảo lãnh hoặc tổ hợp bảo lãnh phải có một tiềm lực tài chính mạnh thì mới có điều kiện tham gia tích cực vào thị trường bảo lãnh phát hành chứng khoán nhất là các đợt phát hành trái phiếu chính phủ, phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, bổ sung các quy định cụ thể để nâng cao năng lực quản trị công ty, về cấu trúc bộ máy quản trị điều hành công ty theo thông lệ tốt nhất. Cần quy

định cụ thể về quyền lực giám sát, quyền lực điều tra các CTCK có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật của UBCKNN trong đó trực tiếp là Ủy ban giám sát các tổ chức KDCK.

Thứ hai, khung pháp lý về hoạt động M&A các CTCK. Cùng với sự phát

triển của thị trường tài chính, hoạt động sáp nhập, mua lại công ty chứng khoán đang dẫn trở thành xu hướng tất yếu. Đây được xem như một công cụ chiến lược để phát triển hay tái cơ cấu lại CTCK, do sau khi sáp nhập, mua lại lợi ích của các bên tham gia thu được là rất lớn: sự tăng trưởng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô khi tăng thị phần, giảm chi phí cổ định, chi phí nhân lực … Tuy nhiên, để hoạt động M&A thực sự sôi động và phát triển cần khắc phục những nguyên nhân chủ quan và khách quan đã nêu trên, trong đó những vấn đề liên quan đến khung pháp lý, cơ chế tài chính, thuế và các chính sách phát triển thị trường … cần được chú trọng nhằm khuyến khích các CTCK sáp nhập, hợp nhất với nhau chứ không chỉ dừng lại ở những thương vụ chuyển nhượng sở hữu cổ phần như hiện nay

Thứ ba, các quy định về quản lý rủi ro. Hiện nay UBCK đã xây dựng được

bộ ba công cụ về QLRR đối với CTCK: khung pháp lý về QLRR thông qua quy định 105; cơ chế kiểm soát việc thực hiện (CAMELs) và hệ thống cảnh báo sớm rủi ro. Vấn đề đặt ra cần có một chế tài cụ thể, rõ ràng để tăng cường tính tuân thủ QLRR tại các CTCK.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 141)