Sơ lược về các công ty cổ phần chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 62)

- Tự đánh giá rủi ro (KCS A Key control self‐assessment) là một mô hình

2.1.1.Sơ lược về các công ty cổ phần chứng khoán Việt Nam

Tính chất sở hữu, hiện có khoảng 44% CTCK trong nhóm khảo sát có vốn

đầu tư nước ngoài, trong đó có 13 công ty đã có tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài ở mức tối đa là 49%, 3 công ty có tỷ lệ trên 40%, 8 công ty có vốn ngoại từ 5-30% và 22% có vốn ngoại dưới 5%. Nếu tính theo vốn điều lệ, tổng giá trị vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đến cuối năm 2013 là 4.510,13 tỷ đồng, chiếm 19,7% tổng vốn điều lệ của các CTCK có vốn đầu tư nước ngoài và bằng 12,88% vốn điều lệ của tất cả các CTCK hiện đang hoạt động trên TTCK.

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các CTCK, 2008 - 2013

Nghiệp vụ kinh doanh. Theo quy định của Luật chứng khoán hiện hành,

CTCK ở Việt nam được thực hiện tối đa 6 hoạt động kinh doanh chính Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán; Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; Bảo lãnh phát hành chứng khoán; Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán; Quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng cá nhân. Trên thực tế, trung bình trong giai đoạn 2008 – 2013, trong mẫu nghiên cứu chỉ có 2% công ty thực hiện duy nhất nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán trong khi có khoảng 60% các CTCK hoạt động với 2 đến 3 nghiệp vụ, 38% các CTCK thực hiện đầy đủ cả 4 nghiệp vụ cơ bản.

Quy mô vốn. Theo quy định hiện nay (Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn

thi hành một số điều của Luật chứng khoán và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật chứng khoán), CTCK cần phải đảm bảo đủ số vốn 300 tỷ đồng để có thể thực hiện được tất cả các nghiệp vụ kinh doanh (nghiệp vụ môi giới: 25 tỷ đồng; nghiệp vụ tự doanh: 100 tỷ đồng; nghiệp vụ bảo lãnh phát hành 165 tỷ đồng; nghiệp vụ tư vấn đầu tư: 10 tỷ đồng). Mức vốn pháp định này, nếu so với các định chế trung gian khác như Ngân hàng, công ty bảo hiểm, thì không phải cao. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2013 chỉ có khoảng 26,8% công ty chứng khoán đạt đủ điều kiện để thực hiện tất cả nghiệp vụ. Trong đó, số CTCK có lượng vốn lớn (trên 1000 tỷ) chiếm số lượng rất ít, thậm chí có xu hướng giảm dần trong vòng 4 năm trở lại đây.

Bảng 2.1. Quy mô vốn của mẫu khảo sát 77 CTCK

Tỷ trọng CTCK (%) 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Trên 1000 tỷ đồng 4,90% 6,67% 8,57% 7,62% 7,62% 7,22%

Từ 300 đến 1000 tỷ đồng 21,57% 25,71% 24,76% 23,81% 25,71% 26,8%

Dưới 300 tỷ đồng 73,53% 67,62% 66,67% 68,57% 66,67% 65,98% Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các CTCK, 2008 – 2013

Năng lực tài chính. Mặc dù quy mô vốn của các CTCK không ngừng gia

tăng trong những năm qua, nhưng nếu xét về tiềm lực tài chính, các công ty này vẫn ở mức rất thấp so với các định chế tài chính khác trên TTCK Việt Nam cũng như các thị trường khác trong khu vực. Nếu so sánh quy mô tài sản của các CTCK niêm

yết và chưa niêm yết cho thấy hầu hết các CTCK có quy mô lớn, giá trị tổng TS trên 2.000 tỷ đồng đều đã niêm yết trên TTCK Việt Nam. Tính đến cuối năm 2012, tổng tài sản của 27 CTCK niêm yết đạt 35.621 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng tài sản của tất cả các CTCK.

Tuy nhiên, nếu so sánh với các Ngân hàng thương mại, Công ty bảo hiểm, Công ty tài chính hiện đang niêm yết trên thị trường thì quy mô tài sản của các CTCK đang niêm yết vẫn thấp hơn khá nhiều. Bảng 2.1 cho thấy, tính đến cuối năm 2013 bình quân tổng tài sản của một NHTM đạt khoảng 271.700 tỷ đồng, con số này đối với Công ty bảo hiểm là 5.150 tỷ đồng, trong khi CTCK chỉ là 1.428 tỷ đồng chưa bằng 30% mức trung bình của công ty bảo hiểm.

Bảng 2.2 Bình quân tổng tài sản của các định chế tài chính Việt Nam

Định chế tài chính

(tỷ đồng) 2010 2011 2012 2013

Công ty bảo hiểm 3.806 3.825 3.878 5.150

Công ty chứng khoán 2.287 1.563 1.405 1.428

Ngân hàng thương mại 190.094 230.161 246.112 271.700

Nguồn: HOSE, HNX, BCTC của các định chế tài chính

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của CTCK

Biểu đồ 2.2 Khả năng sinh lời của mẫu khảo sát 77 CTCK

Khả năng sinh lời. Do đặc thù hoạt động nên kết quả kinh doanh của công ty

chứng khoán gắn liền với biến động của thị trường chứng khoán. Khủng hoảng kinh tế tài chính 2007-2008 tại Mỹ đã gián tiếp tác động đến kết quả kinh doanh này. Cụ thể, năm 2007, thị trường chứng khoán ở giai đoạn bong bóng, chỉ số VN-Index đã vượt lên trên 1000 điểm, khả năng sinh lời của các CTCK ở mức cao. Khi xảy ra khủng hoảng tài chính, TTCK sụp đổ và các CTCK cũng chịu thiệt hại nặng nề (VN-Index mất khoảng 80% giá trị và hệ số ROA và ROE bình quân của các CTCK hạ xuống mức rất thấp, ROA xuống giá trị -17,2% còn ROE giảm mạnh còn

-26,46%). Năm 2009, khi TTCK có dấu hiệu khởi sắc, các hệ số khả năng sinh lời lại có xu hướng tăng trở lại trước khi biến động giảm cùng với đà giảm của TTCK năm 2010 và 2011. Từ năm 2011 đến nay, TTCK có dấu hiệu phục hồi và tăng điểm, các hệ số khả năng sinh lời của các CTCK cũng có xu hướng tăng trở lại, tuy rằng bình quân vẫn đang ở mức âm.

Khả năng thanh toán. Phần lớn các công ty được nghiên cứu đều có khả

năng thanh khoản tương đối tốt, trong đó có 27 công ty có hệ số tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn là trên 200%, 7 công ty đạt mức từ 150%- 200% và 3 công ty từ mức 100%- 150%. Xét trên toàn ngành, trong tổng số các CTCK hoạt động đến hết năm 2013, phần lớn đều có hệ số thanh khoản đạt mức cao (từ 1,45 lần trở lên), chỉ còn 10 CTCK có hệ số này ở mức trung bình và thấp, 1 CTCK (CTCK Toàn Cầu) có hệ số này ở mức thấp (dưới 100%).

An toàn vốn khả dụng. Kết quả báo cáo an toàn vốn khả dụng của các

CTCK trong hai năm qua cho thấy tổng số CTCK rơi vào nhóm kiểm soát đặc biệt tăng từ 11 công ty năm 2012 lên 13 công ty trong năm 2013; CTCK rơi vào tình trạng bị kiểm soát cũng tăng gần gấp đôi lên 5 công ty vào cuối năm 2013; số CTCK hoạt động bình thường giảm gần 50% trong khi CTCK hoạt động lành mạnh tăng nhẹ 3% trong năm 2013. Điều này phần nào cho thấy bức tranh không mấy sáng sửa về an toàn tài chính của các CTCK nói chung.

Nguồn: Tổng hợp các báo cáo Vốn khả dụng có kiểm toán của CTCK

Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của các CTCK

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 62)