doanh của Cơng ty cổ phần chứng khốn
Trên thực tế, với nội dung QLRR nêu trên song mức độ thực hiện tại các công ty khác nhau thường khác nhau do nhiều yếu tố tác động. Đã có một số nghiên
cứu về thước đo đánh giá mức độ thực hiện QLRR của các cơng ty, trong đó tập trung vào hai phương pháp. Thứ nhất, đánh giá thơng qua tính độc lập của bộ phận quản lý rủi ro, mà cụ thể được biểu hiện qua vị trí và vai trị của giám đốc/Trưởng bộ phận quản lý rủi ro (Chief risk officer). Thứ hai, đánh giá thơng qua một nhóm các chỉ tiêu được biểu hiện bằng mức tín nhiệm QLRR (Risk management rating). Thơng thường, mức tín nhiệm QLRR được thực hiện bởi các tổ chức chuyên đánh giá, xếp hạng mức tín nhiệm cho các định chế tài chính trên thị trường như Moody’s, Standard & Poor, Fitch.
Kết hợp các tiêu chí nói trên, việc đánh giá mức độ thực hiện QLRR tại các CTCK sẽ xem xét thêm các chỉ tiêu bao quát được đặc thù riêng của loại hình kinh doanh này như đã đề cập ở phần trên. Bộ chỉ tiêu này cũng là cơ sở để đánh giá mức độ thực hiện QLRR của các CTCK Việt Nam trong chương 2. Cụ thể [78],
(1) Tính độc lập của bộ phận QLRR biểu hiện qua vị trí của CRO. Đây là
yếu tố quan trọng quyết định đến việc thực hiện QLRR, từ đó cũng quyết định mức độ ảnh hưởng của ERM đến giá trị công ty. Trong nhiều trường hợp được nghiên cứu, QLRR mặc dù được thực hiện tại công ty, song không phải là bộ phận độc lập mà được thực hiện kiêm nhiệm, khơng có CRO, do đó hiệu quả của ERM khá thấp khi hầu như khơng có tác động đến giá trị cơng ty.
(2) Chính sách quản lý rủi ro biểu hiện qua việc CTCK xây dựng khẩu vị rủi
ro từ đó đưa ra các hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng nghiệp vụ hoặc nhóm rủi ro chính, áp dụng công cụ, phần mềm để quản lý rủi ro, chẳng hạn: