Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 97)

- Tự đánh giá rủi ro (KCS A Key control self‐assessment) là một mô hình

2.3.1.Những mặt đạt được

Với những phân tích nêu trên có thể khẳng định các CTCK Việt Nam hiện đã nhận thức khá rõ vai trò cũng như sự cần thiết của công tác QLRR trong quá trình hoạt động kinh doanh trên TTCK. Chính vì vậy, trong thời gian gần đây, nhiều công ty đã chuyển từ vị thế bị động sang chủ động trong việc nhận diện, đo lường, đánh giá và xử lý rủi ro. Nhiều công ty đã xem rủi ro không chỉ là nguy cơ gây thua lỗ mà rủi ro cũng đồng nghĩa với những cơ hội gia tăng giá trị công ty trong tương lai. Từ việc thay đổi nhận thức, hoạt động QLRR của các công ty cổ phần chứng khoán đã có những bước tiến đáng kể:

Thứ nhất, các CTCK đã từng bước xây dựng và áp dụng khung QLRR trong

hoạt động kinh doanh một cách hệ thống và toàn diện. Quy trình QLRR được xây dựng kết hợp với việc thay đổi cơ cấu tổ chức bộ phận QLRR, áp dụng các phần mềm lượng hóa rủi ro tạo nên bước thay đổi căn bản, chuyên nghiệp hơn trong việc thực hiện QLRR tại nhiều công ty. Các công cụ QLRR như báo cáo rủi ro, ma trận rủi ro cũng bắt đầu được nghiên cứu thực hiện ở một số CTCK có quy mô lớn.

Thứ hai, sự độc lập của bộ phận QLRR được đề cập và trở thành yêu cầu

mang tính bắt buộc không chỉ ở các văn bản pháp lý của UBCK mà ở cả các quy định của công ty. Phòng QLRR không đặt chung với các phòng ban chức năng khác, các nhân viên không thực hiện kiêm nhiệm nghiệp vụ QLRR với các nghiệp vụ hoạt động khác.

Thứ ba, bộ phận kiểm soát nội bộ đã bắt đầu thực hiện đúng vị trí và chức

năng của mình trong việc thanh tra, giám sát các hoạt động hàng ngày của CTCK, từ đó phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong hoạt động hàng ngày của CTCK.

Thứ tư, các CTCK ngày càng ý thức và tuân thủ chặt chẽ hơn tỷ lệ an toàn

vốn khả dụng nhằm đáp ứng quy định của thông tư 226 về an toàn tài chính và cũng là an toàn cho chính công ty và hệ thống tài chính.

Thứ năm, năng lực tài chính của CTCK ngày một nâng cao, đáp ứng tương

đối tốt nhu cầu hoạt động kinh doanh hiện tại và quy định về quản lý vốn của UBCKNN.

Thứ sáu, QLRR trở thành vấn đề được quan tâm hàng của UBCK trong quá

trình tái cấu trúc CTCK ở Việt Nam. Tháng 12/2012 UBCKNN và SGDCKHN đã ký biên bản hợp tác với Tập đoàn Pricewaterhouse Việt Nam (PwC) về xây dựng hệ thống cảnh báo sớm cho các công ty chứng khoán. Các hoạt động chi tiết trong khuôn khổ hỗ trợ kỹ thuật này bao gồm: xác định và xây dựng các chỉ số rủi ro chính; Phân loại rủi ro của từng chỉ số và của tập hợp chỉ số; Xây dựng mẫu biểu thu thập thông tin và phân tích thông tin; Xây dựng các mẫu biểu báo cáo; Hỗ trợ xây dựng Quy chế cảnh báo sớm và triển khai thí điểm Quy chế này, có báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm; Chương trình đào tạo và chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ UBCKNN. Khi đưa vào vận hành Hệ thống cảnh báo sớm, UBCK sẽ có tổng cộng 3 công cụ cảnh báo, giám sát và xử lý rủi ro, nhất là về an toàn tài chính tại CTCK. Nếu như hệ thống cảnh báo sớm là công cụ phòng ngừa từ xa để kịp thời phát hiện rủi ro, thì Quyết định 105/2013/QĐ-UBCK hướng dẫn về thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho CTCK được coi là cảnh báo tại chỗ, buộc CTCK thiết lập hệ thống quản trị rủi ro để xử lý hiệu quả rủi ro phát sinh trong quá trình

hoạt động. Cùng với đó, Thông tư 165 cho phép UBCK áp dụng các biện pháp mạnh tay trong xử lý các CTCK mất an toàn tài chính. Trong đó, UBCKNN có thể buộc CTCK giải thể nếu không khắc phục được tình trạng mất an toàn tài chính.

Những kết quả, thành tựu trên xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là sự phát triển của thị trường chứng khoán trong một số giai đoạn là rất “nóng” từ đó tạo cơ hội cho các nhà quản lý cọ sát thực tiễn và có thời gian nhìn nhận lại những thất bại để thấy được vai trò của công tác QLRR. Ngoài ra, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam với khu vực và thế giới ngày một mạnh mẽ tạo nên những cơ sở mới, động lực mới cũng như những yêu cầu mới cho quá trình phát triển của TTCK Việt nam trong đó có quá trình hội nhập quốc tế của TTCK Việt nam và các công ty chứng khoán trên thị trường.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 97)