Lý thuyết đề vấn đề đại diện (Agency theory) được nghiên cứu đầu tiên bởi Stephen Ross và Barry Mitnick (1972). Lý thuyết này đề cập đến mối quan hệ giữa chủ sở hữu doanh nghiệp và nhà quản lý, khi mà chủ sở hữu cho phép nhà quản lý thay mặt mình điều hành các hoạt động của doanh nghiệp [30].
Đối với các cơng ty cổ phần chứng khốn, quan hệ đại diện đã dẫn tới sự tách biệt giữa sở hữu và quản lý cơng ty. Chi phí đại diện (Agency cost) sẽ phát sinh khi xảy ra sự thiếu đồng thuận giữa mục đích của người quản lý và người sở hữu trong một doanh nghiệp. Điều này được giải thích bởi hai luận điểm cơ bản. Thứ nhất, do mâu thuẫn lợi ích (conflic of interest) giữa hai bên. Mục tiêu của các chủ sở hữu là tối đa hóa giá trị cơng ty, nghĩa là tối đa hóa giá trị thị trường của vốn cổ phần công ty. Các nhà quản lý lại hướng đến các mục tiêu trong ngắn hạn: tăng doanh số, tăng thị phần, tối đa hóa lợi nhuận nhằm tăng mức lương, thưởng hay uy
Nguồn: Barbara (2013), Rationales for ERM [29]
Barbara Monda
tín của mình đối với cơng ty. Do vậy, lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý cơng ty sẽ khơng ln ln hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ sở hữu, tức các cổ đông. Thứ hai, nghiên cứu của Fama (1980) & Jensen (1983) kết luận rằng trong một cơng ty có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm sốt, chi phí đại diện sẽ xuất hiện vì tình trạng bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý và các cổ đơng. Nhà quản lý có nhiều thơng tin hơn về tình hình cơng ty và sẽ dùng quyền quản lý để trục lợi cho bản thân mình, từ đó gây ra các vấn đề rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch [44, 57].
Một trong những lý thuyết ra đời sớm nhất về chi phí đại diện là nghiên cứu của Jensen & Meckling (1976). Trong nghiên cứu này, chi phí đại diện được định nghĩa là tổng các chi phí: (1) Chi phí kiểm sốt (Monitoring Expenditure): Là chi phí được trả cho các kiểm sốt viên nhằm báo động cho các cổ đơng khi các nhà quản lý trục lợi cho bản thân họ quá nhiều; (2) Chi phí giao kèo (Bonding Expenditure): Là chi phí nhằm ngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra từ những hành động thiếu trung thực của các nhà quản lý; (3)Tổn thất lợi ích (Residual Loss hay Welfare Loss): Là những tổn thất xảy ra thực tế của các nhà quản lý và những quyết định nhằm tối đa hóa lợi ích cho các cổ đơng [58].
Dựa trên việc phân loại các chi phí đại diện nêu trên, nghiên cứu của Jensen & Meckling cũng chứng minh mâu thuẫn lợi ích có thể giảm thiểu bằng QLRR. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên khẩu vị rủi ro của CTCK sẽ ngăn ngừa nhà quản lý không thực hiện một dự án kinh doanh mà rủi ro cao hơn kỳ vọng. QLRR sẽ đảm bảo để lợi nhuận kỳ vọng của CTCK được xây dựng và thực hiện theo khả năng chấp nhận rủi ro của cả nhà quản lý và chủ sở hữu. Ngoài ra, QLRR giúp tăng cường giám sát hoạt động của nhà quản lý bằng cách thiết lập mối tương quan giữa kết quả hoạt động của CTCK, các quyết định của nhà quản lý và chính sách lương thưởng; đánh giá hiệu quả quản lý của các nhà quản lý chính xác hơn dựa trên mục tiêu lợi nhuận – rủi ro, từ đó hướng mục tiêu quản lý CTCK theo lợi ích của các cổ đơng hay chủ sở hữu thực sự của công ty.