Nội dung về Quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 79)

- Tự đánh giá rủi ro (KCS A Key control self‐assessment) là một mô hình

2.2.1.1. Nội dung về Quản lý rủi ro

Nội dung về QLRR tại CTCK lần đầu tiên được luật hóa thông qua Quyết định 105/QĐ-UBCK ban hành ngày 26/2/2013. Quy định này hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản lý rủi ro cho CTCK để đảm bảo ngăn chặn, hạn chế một cách hiệu quả những tổn thất do rủi ro gây ra. Theo quy định này, QLRR được định nghĩa là một quy trình được thực hiện thường xuyên và liên tục với các bước cơ bản đã được đề cập trong phần lý thuyết. Cụ thể,

- Xác định rủi ro: quy trình QLRR phải nhận diện và xử lý ít nhất 05 loại rủi ro trọng yếu: Rủi ro thị trường; rủi ro thanh toán; rủi ro thanh khoản; rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý.

- Đo lường, đánh giá rủi ro: CTCK phải có phương pháp xác định hạn mức rủi ro cho các hoạt động kinh doanh bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Việc xác định, phân bổ hạn mức rủi ro có thể được thực hiện trên cơ sở các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh, hoặc các loại sản phẩm. CTCK phải đảm bảo nguyên tắc không có hoạt động kinh doanh nào được thực hiện khi hạn mức rủi ro chưa được xác định trước.

- Theo dõi và xử lý rủi ro: các biện pháp xử lý rủi ro cũng được áp dụng thích

hợp theo các bước: xác định các biện pháp ứng phó sẵn có; đánh giá ưu và nhược điểm của mỗi biện pháp xử lý; xây dựng kế hoạch xử lý. Sau khi đã tiến hành xử lý rủi ro, nếu còn có các rủi ro chưa tính đến, các thủ tục tương ứng phải được lặp đi lặp lại cho đến khi rủi ro nằm trong mức độ có thể chấp nhận được.

- Báo cáo rủi ro: CTCK phải báo cáo UBCKNN trước ngày 31/1 và ngày 30/7 hàng năm về hoạt động QTRR theo mẫu quy định và phải báo cáo trước ngày

31/1 hàng năm về chính sách rủi ro được HĐQT hoặc chủ sở hữu công ty chứng khoán phê duyệt.

Ngoài quy định về quy trình quản lý rủi ro, Thông tư 165 cũng đưa ra một số yêu cầu cơ bản để thực hiện QLRR tại các CTCK.

Thứ nhất, CTCK phải đảm bảo công tác QLRR được thực hiện độc lập,

khách quan, trung thực, thống nhất và phải được thể hiện bằng văn bản, đồng thời phải đảm bảo các bộ phận tác nghiệp và bộ phận QLRR được tổ chức tách biệt và độc lập với nhau. Người phụ trách bộ phận tác nghiệp không đồng thời phụ trách bộ phận QLRR và ngược lại.

Thứ hai, hệ thống QLRR của CTCK phải bao gồm một cơ cấu tổ chức hoàn

chỉnh. HĐQT hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu CTCK phải thành lập Tiểu ban QLRR, hoặc cử thành viên phụ trách để hỗ trợ HĐQT hoặc chủ sở hữu CTCK triển khai hoạt động QTRR, theo chính sách rủi ro và hạn mức rủi ro đã phê duyệt. HĐQT hoặc chủ sở hữu CTCK phải rà soát, phê duyệt định kỳ hàng năm các chính sách, hạn mức rủi ro; chỉ đạo xử lý kịp thời các tồn tại trong công tác QTRR. Tổng giám đốc CTCK phải thành lập Bộ phận QLRR hoạt động độc lập với các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ khác. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT hoặc chủ sở hữu CTCK trong triển khai chính sách và hạn mức rủi ro đã được phê duyệt. Tổng giám đốc phải xây dựng chính sách, hạn mức rủi ro trình HĐQT hoặc chủ sở hữu CTCK phê duyệt; đảm bảo hệ thống QLRR được vận hành thống nhất từ trên xuống dưới; báo cáo HĐQT hoặc chủ sở hữu CTCK về trạng thái rủi ro trọng yếu.

Bộ phận QLRR có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá và đo lường các rủi ro của CTCK; rà soát, điều chỉnh các mô hình định giá và hệ thống đánh giá các công cụ tài chính được sử dụng bởi các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh; đề xuất các chính sách QLRR cho tổng giám đốc; đề xuất hạn mức rủi ro cho các bộ phận nghiệp vụ; theo dõi để đảm bảo việc thực hiện trên thực tế các chính sách QLRR, hạn mức rủi ro, quy trình xử lý rủi ro đã được phê duyệt. Trưởng bộ phận QLRR

thực hiện theo dõi, đánh giá hàng ngày trạng thái rủi ro. Các trưởng bộ phận nghiệp vụ trong CTCK phải tuân thủ và thực hiện QLRR hàng ngày.

Thứ ba, CTCK phải xây dựng chính sách rủi ro nhằm xác định rõ các nội

dung như sau:

- Cơ cấu tổ chức của hệ thống QLRR trong CTCK. Nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong hệ thống QTRR đảm bảo yêu cầu phân tách chức năng và nhiệm vụ theo quy trình

- Các phương pháp xác định và đo lường rủi ro; hạn mức rủi ro

- Cơ chế xử lý vi phạm về hạn mức rủi ro và các ngoại lệ đối với chính sách rủi ro và quy trình rủi ro

- Hệ thống thông tin quản lý, các mẫu báo cáo và quy trình, cơ chế báo cáo phục vụ vận hành hệ thống QLRR

- Cơ chế phân cấp phê duyệt hạn mức rủi ro

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w