Nhóm nguyên nhân bên ngồi cơng ty

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 102 - 103)

- Tự đánh giá rủi ro (KCS A Key control self‐assessment) là một mơ hình

2.3.3.1.Nhóm nguyên nhân bên ngồi cơng ty

Một là, các cơ quan quản lý như UBCKNN, SGDCK chưa có những quy

định cụ thể để giúp cơng ty chứng khốn hiểu rõ và thực hiện đầy đủ, toàn diện quy trình quản lý rủi ro. Hiện nay quy định về QLRR đối với CTCK chủ yếu dựa trên Thông tư 226 về Tỷ lệ an tồn tài chính. Trong đó nhấn mạnh đến quy định về an toàn vốn, nhưng chưa đưa ra được những quy định cụ thể về đo lường và xử lý rủi ro như hệ thống các NHTM đang làm, chẳng hạn như Basel I, II, III. Hơn nữa, các chế tài về xử lý rủi ro chưa sát với thực tế, cịn nhẹ và mang nặng tính tượng trưng, do đó dù đã có những quy định về việc QLRR ở các CTCK như thông tư 226 nhưng thực tế vẫn có rất nhiều sai phạm xảy ra và các CTCK vẫn tiếp tục mắc phải.

Hai là, TTCK Việt Nam còn khá mới mẻ, chưa cung cấp nhiều các công cụ,

sản phẩm đa dạng, phong phú, đặc biệt thiếu hẳn thị trường chứng khoán phái sinh - nơi cung cấp và giao dịch các cơng cụ phịng hộ rủi ro như các hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi... Điều này dẫn đến các chủ thể tham gia TTCK, bao gồm cả các CTCK thường gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm các cơng cụ phịng hộ và xử lý rủi ro. Chủ yếu các biện pháp xử lý rủi ro là hạn chế các rủi ro xảy ra bằng các nghiệp vụ kiểm soát nội bộ, kiểm tra đối chiếu... Các cơng ty khơng có nhiều cơ hội để chủ động phòng ngừa rủi ro dẫn đến việc chấp nhận song hành cùng các rủi ro trong hoạt động kinh doanh để kiếm được lợi nhuận cao hơn.

Ba là, những quy định, hành lang pháp lý đối với hoạt động kinh doanh

chứng khốn đang tạo ra mơi trường kinh doanh q thận trọng. Chẳng hạn như các quy định cho vay chứng khốn: mua ký quỹ, bán khống vẫn cịn khá dè dặt và mang

tính cấm đốn, phải tách biệt giữa hoạt động NHTM và kinh doanh chứng khốn, do đó đã phần nào hạn chế các nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh của công ty dẫn đến việc các công ty muốn phát triển buộc phải “xé rào” thực hiện các nghiệp vụ bán khống, liên kết với NHTM để cho vay, mặc dù biết rằng điều này là rất rủi ro.

Bốn là, các chương trình giảng dạy ở Việt Nam chưa đề cập sâu và riêng biệt

đối với lĩnh vực quản trị rủi ro nên ít người có chun mơn về lĩnh vực này. Đây là vấn đề liên quan đến nhân lực của việc QLRR. Muốn QLRR tốt khơng chỉ cần mơ hình tổ chức hợp lý, quy trình cụ thể logic mà cịn cần chất lượng của những người thực hiện việc QLRR. Do đây là vấn đề mới trên thị trường nên ở các trường đại học ở Việt Nam chưa có những chương trình giảng dạy, các mơn học chun sâu về lĩnh vực này. Các sinh viên không được tiếp cần với vấn đề nên không nhận thức rõ được sự quan trọng hay các hậu quả của viêc không quản lý tốt các rủi ro trên thị trường. Do đó các CTCK thiếu nguồn nhân lực được đào tạo trong lĩnh vực QLRR khiến cho việc QLRR ở hiện tại và tương lai sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 102 - 103)