Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 99 - 102)

- Tự đánh giá rủi ro (KCS A Key control self‐assessment) là một mơ hình

2.3.2.Những mặt hạn chế

Thứ nhất, văn hóa quản trị rủi ro vẫn chưa được thấm nhuần trong hoạt động kinh doanh của CTCK. Nhiều các công ty vẫn coi quản lý rủi ro làm phát sinh

các chi phí nhiều hơn mang lại lợi nhuận. Do đó, nghiệp vụ quản lý rủi ro chưa được quan tâm, đầu tư và chú trọng phát triển. Trên thực tế việc thực hiện quản lý rủi ro chỉ với tư tưởng có để khơng vi phạm các quy định của UBCKNN về vấn đề quản lý rủi ro. Với tư tưởng bị động như vậy nên việc quản lý rủi ro càng khơng hiệu quả và tốn kém chi phí. Chỉ gần 30% các cơng ty trong mẫu khảo sát xem QLRR như một chiến lược kinh doanh, phần còn lại thực hiện QLRR do yêu cầu bắt buộc từ phía các cơ quan quản lý.

Thứ hai, gần như các CTCK chưa có sự tách biệt chun mơn hóa về các loại rủi ro để thực hiện quản lý rủi ro. Mọi rủi ro đều do cả phòng phụ trách. Như

vậy hiệu quả cơng việc của phịng quản lý rủi ro sẽ không cao và không quy rõ trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân hoặc bộ phận khi rủi ro xuất hiện mà công ty khơng được phịng bị. Đặc biệt, nhiều CTCK đang hoạt động mà thiếu hẳn bộ phận QLRR tín dụng. Nếu xét về đặc điểm kinh doanh giữa CTCK và các NHTM thì hiện nay các CTCK đang triển khai cung cấp các dịch vụ margin (cho vay kinh doanh chứng

khốn) khơng khác gì với nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, song lại khơng có bộ phận thẩm định tín dụng hay quản lý rủi ro tín dụng. Điều này rất nguy hiểm vì rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro lớn nhất đối với các NHTM, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro hiệu quả vì nếu ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho vay có rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp. Kết quả có thể làm giảm hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí phá sản. Vì thế bộ phận quản lý tín dụng và quản trị rủi ro là hai bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Đối chiếu với các nghiệp vụ của CTCK thì dường như QLRR tín dụng đang bị bỏ ngỏ.

Thứ ba, các cơng ty chứng khốn chưa xây dựng được các mơ hình tổ chức hợp lý cho phòng quản lý rủi ro. Đồng thời các bước trong quy trình phát hiện,

giám sát và xử lý rủi ro cũng không được quy định rõ ràng và thống nhất. Để việc quản lý rủi ro có hiệu quả, thơng thường, phải thực hiện việc quản lý rủi ro theo một quy trình nhất định của từng cơng ty. Tuy nhiên hiện nay các CTCK chưa có một quy trình cụ thể nào hoặc quy trình của các CTCK thiếu một số bước. Chính việc thiếu hoặc khơng có quy trình dẫn đến việc QLRR khơng có hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, phịng QLRR của các CTCK ở Việt Nam hiện nay chưa có mơ hình tổ chức hợp lý, số lượng nhân viên trong phịng vừa ít vừa phải kiêm nhiệm nhiều vị trí trong cơng ty và chưa có chức trách cụ thể dẫn đến chưa có sự chuyên mơn hóa về các rủi ro nên việc quản lý rủi ro gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa do chưa có mơ hình cũng như các quy định rõ ràng trong việc QLRR nên giữa các bộ phận trong CTCK chưa có sự giúp đỡ và hợp tác trong vấn đề QLRR, làm cho việc QLRR gặp nhiều khó khăn hơn.

Thứ tư, khơng có sự liên kết giúp đỡ giữa các phịng ban trong cơng ty chứng khốn về QLRR. Trên thực tế, việc quản lý rủi ro có hiệu quả ngồi sự tham

gia của phịng quản lí rủi ro cần có sự giúp đỡ của các phịng ban khác như ban giám sát, phịng kinh doanh, phịng kế tồn kiểm tốn, phịng phân tích... Khi việc phối hợp giữa các phịng ban khơng tốt khiến cho việc QLRR bị ảnh hưởng. Ngoài

ra việc kiêm nhiệm các nhiệm vụ trong CTCK cũng làm cho việc QLRR khơng mang tính hiệu quả cao. Ví dụ nếu trưởng phịng tự doanh cũng đồng thời làm trưởng phòng QLRR sẽ khiến việc QLRR khơng cịn ý nghĩa. Hoạt động tự doanh là hoạt động dùng vốn của công ty để KDCK. Hoạt động tự doanh chứa đựng rất nhiều rủi ro. Nếu thực hiện việc QLRR bằng các biện pháp phịng ngừa thì lợi nhuận của hoạt động tự doanh sẽ bị giảm sút và doanh số của phòng tự doanh sẽ khơng đạt chỉ tiêu. Vì thế việc QLRR sẽ khơng được sử dụng một cách đầy đủ để phòng ngừa rủi ro trong trường hợp này.

Thứ năm, đa số các phòng quản lý rủi ro của các cơng ty chứng khốn chỉ làm nhiệm vụ là phát hiện ra các rủi ro chứ chưa có những biện pháp để giám sát

hay phịng ngừa rủi ro khi rủi ro xuất hiện. Nguyên nhân của vấn đề này là do hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, hệ thống cảnh báo sớm chưa được chú trọng phát triển. Vấn đề không phải CTCK không nhận thức được sự cần thiết của các hệ thống này mà liên quan đến chi phí để triển khai thực hiện. Nghiên cứu thực tế tại các CTCK cho thấy nhiều CTCK đang phải dành một khoản chi phí khơng nhỏ để thuê tư vấn, mua công nghệ và tuyển dụng đội ngũ chuyên trách cho bộ phận QTRR. Điều này càng gia tăng sức ép lên các CTCK trong bối cảnh kinh doanh khó khăn. Đối các CTCK lớn, có tiềm lực tài chính, cơng nghệ mạnh, hoạt động có lãi, có thể chi trả chi phí cho thiết lập hệ thống cảnh báo rủi ro sớm, nhưng đối với các CTCK nhỏ thì điều này khơng dễ dàng và có thể khơng thực hiện khi việc xây dựng hệ thống này không phải là yêu cầu bắt buộc.

Thứ sáu, vẫn còn một số bất cập trong các văn bản quy định về QLRR đối

với các CTCK. Chẳng hạn, quyết định 105 yêu cầu đến cuối năm 2013 tất cả các CTCK phải triển khai thực hiện khung QLRR nêu trên. Nhưng thực tế khơng có một chuẩn mực về thời gian giống nhau cho tất cả các cơng ty chứng khốn vì các ràng buộc về con người, kiến thức, quy trình và cơng cụ là khác nhau ở từng CTCK. Trung bình, CTCK có thể cần khoảng 3 tháng để bổ sung kiến thức nội bộ, xây dựng các thước đo về rủi ro. Việc quyết định khả năng chấp nhận rủi ro, các định mức cũng có thể mất thời gian cho Hội đồng Quản trị và tiểu ban QLRR. CTCK sẽ

cần khoảng 6 tháng để hoàn chỉnh xây dựng điều lệ QTRR, các quy trình thủ tục và biểu mẫu báo cáo, có thể tiến hành làm đánh giá rủi ro lần đầu. Việc xây dựng các chỉ số về rủi ro (KRIs) sau đó có thể được xúc tiến. Khung thời gian này đòi hỏi sự hiện diện của cán bộ chuyên trách về QTRR và sự cam kết thực hiện của Hội đồng Quản trị và ban giám đốc.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 99 - 102)