Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 128 - 131)

- Tự đánh giá rủi ro (KCS A Key control self‐assessment) là một mơ hình

3.2.6.1.Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro

Ở một số NHĐT hoặc CTCK có quy mơ lớn, việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro là điều cần thiết để nhận biết các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, từ đó chủ động thực hiện các chiến lược QLRR thích hợp. Về cơ bản hệ thống cảnh báo sớm được thực hiện với hai nội dung cơ bản: hệ thống cảnh báo sớm rủi ro hệ thống và hệ thống cảnh báo sớm rủi ro phi hệ thống tại các CTCK.

(1) Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro hệ thống

Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro hệ thống tập trung vào việc xây dựng mơ hình cảnh báo và dự báo về nguy cơ khủng hoảng kinh tế, tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm dự báo những biến động về các yếu tố vĩ mô như GDP, lạm phát, tỷ giá, thất nghiệp, lãi suất …Từ đó thấy được tình trạng của nền kinh tế, của ngành và phát hiện ra khả năng, dấu hiệu, mức độ rủi ro xảy ra.

Trên thực tế, để mơ hình cảnh báo sớm hoạt động có hiệu quả, việc lựa chọn các chỉ tiêu để đưa vào mơ hình là hết sức quan trọng vì nó quyết định đến việc cảnh báo có chính xác hay khơng. Các cơng ty hiện nay có thể xây dựng hệ thống cảnh báo sớm dựa theo các chỉ khác nhau. Chẳng hạn, nghiên cứu của Kaminsky, Lizondo và Reinhart (1998) đã xây dựng 105 chỉ số và được chia thành 6 nhóm, bao gồm [13, 14]: Nhóm khu vực kinh tế đối ngoại; Nhóm khu vực tài chính; Nhóm khu vực sản xuất thực; Nhóm khu vực chi tiêu chính phủ; Nhóm các yếu tố cấu trúc và thể chế; Nhóm các yếu tố chính trị.

Kaminsky và các đồng sự đã xây dựng các chỉ số nói trên dựa trên nghiên cứu 26 cuộc khủng hoảng ngân hàng và 76 cuộc khủng hoảng tiền tệ với quy mô lớn và nhỏ tại 20 nền kinh tế trên thế giới (bao gồm cả các nước đã và đang phát triển) trong giai đoạn 1970 - 1995. Họ cho rằng tín hiệu cảnh báo khủng hoảng tiền tệ hiệu quả nhất là các chỉ tiêu:

- Sản lượng thực của nền kinh tế (gần đây các nghiên cứu chú trọng phân tích mức chênh lệch giữa sản lượng thực và sản lượng tiềm năng của nền kinh tế);

- Kim ngạch xuất khẩu;

- Mức độ chênh lệch giữa tỷ giá thực so với đường xu thế; - Giá cổ phiếu;

- Tốc độ tăng chỉ số CPI;

- Tốc độ tăng cung tiền, hay rộng hơn nữa là tỷ số cung tiền trên tổng dự trữ ngoại tệ.

Một số chỉ tiêu cảnh báo khác cũng được sử dụng nhưng kém hiệu quả hơn: - Kim ngạch nhập khẩu;

- Chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi thực tế trong và ngồi nước; - Tỷ số giữa tín dụng trên huy động vốn;

- Tỷ số giữa lãi suất cho vay trên lãi suất tiền gửi; - Tiền gửi ngân hàng.

Các chỉ tiêu này được xem là các chỉ số quan trọng cho các QLRR lựa chọn trong việc đánh giá rủi ro khủng hoảng tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo các phương pháp phi tham số. Tuy nhiên, cách tiếp cận này đưa ra quá nhiều chỉ số cảnh báo khiến cho việc lựa chọn các ngưỡng cảnh báo rủi ro khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng trở nên khó khăn và kém hiệu quả. Chính vì lý do đó mà các nhà nghiên cứu gần đây đã tiến hành lựa chọn một số các chỉ số cảnh báo quan trọng đại diện đặc trưng cho 6 nhóm trong các mơ hình của Kaminsky để đánh giá xác suất xẩy ra khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng trong các mơ hình Logit hoặc Probit, hay còn gọi là phương pháp tham số. Việc sử dụng mơ hình tham số có tác dụng cho biết thời điểm có xác suất xảy ra khủng hoảng trong vịng 12 - 24 tháng cũng như các hàm ý chính sách trong mơ hình.

Đối với các CTCK Việt Nam, nhóm 6 nhân tố trong mơ hình cảnh báo rủi ro hệ thống có thể bao gồm: Thâm hụt tài khoản vãng lai/GDP; Tỷ lệ xuất khẩu; Nợ

nước ngoài ngắn hạn/Dự trữ ngoại hối; Tốc độ tăng trưởng tín dụng nội địa; Cung tiền M2/dự trữ; Tăng trưởng kinh tế trong nước

(2)Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro phi hệ thống

Chỉ tiêu sử dụng trong hệ thống cảnh báo sớm rủi ro phi hệ thống có nhiều tiêu thức lựa chọn khác nhau đối với thị trường của các nước cũng như đối với từng thời điểm áp dụng. Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản có thể được sử dụng tại cơng ty chứng khốn:

1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ địn bẩy tài chính: Mức độ địn bẩy tài chính

được sử dụng bởi một CTCK ảnh hưởng đến khả năng của công ty trước những cú sốc tài chính. Mức độ địn bẩy tài chính càng cao, bảng cân đối kế tốn càng kém ổn định và ngược lại.

2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đủ vốn: Là chỉ tiêu đánh giá khả năng tài chính

của CTCK trong việc chi trả các khoản nợ hoặc bù đắp rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của cơng ty.

3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài sản: Cho biết độ tin cậy của giá trị tài sản

đã công bố theo báo cáo tài chính so với kết quả dự kiến thu được nếu tiến hành thanh lý tài sản.

4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận: Bao gồm chỉ tiêu xác

định khả năng cạnh tranh của CTCK, thơng qua việc khống chế các chi phí ở mức hợp lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh; chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận trên cơ sở so sánh với nguồn vốn chủ của công ty, là cơ sở đánh giá hiệu quả tạo ra lợi nhuận trên một đồng vốn và là cơ sở để dự báo nhu cầu vốn cũng như phòng bị các rủi ro có thể xảy ra.

5. Chỉ tiêu đánh giá về tính thanh khoản: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng

thanh toán của CTCK trong việc đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn và bù đắp rủi ro có thể xảy ra.

6. Chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ: Dùng dể đo lường khả năng đáp ứng

nghĩa vụ nợ sắp tới của công ty.

7. Chỉ tiêu đánh giá quy mô tài sản: Dùng để xác định khả năng phịng tránh

rủi ro đổ vỡ tài chính của CTCK nhờ tận dụng ưu thế quy mơ để đa dạng hóa rủi ro và cạnh tranh với các cơng ty khác.

8. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng báo cáo tài chính: Trên cơ sở xem xét ý kiến

ngoại trừ của cơng ty kiểm tốn, đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực kế tốn kiểm tốn và tn thủ quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh.

9. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của công ty: Đây là chỉ tiêu được

tổng hợp từ việc đánh giá các rủi ro tiềm tàng của CTCK liên quan đến hoạt động tuân thủ, chất lượng kiểm tốn nội bộ, chất lượng của cơng tác quản trị rủi ro trong tồn bộ cơng ty.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 128 - 131)