- Tự đánh giá rủi ro (KCS A Key control self‐assessment) là một mô hình
2.2.1.2. Quy định về an toàn vốn
Tại Việt Nam bắt đầu từ 1/4/2011, thông tư 226/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán có hiệu lực, theo đó các CTCK phải tuân thủ Cách tính chỉ tiêu về Vốn, bao gồm hai chỉ tiêu: Vốn cơ bản và Vốn khả dụng. Trong đó:
Vốn cơ bản là vốn điều lệ và các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ
lợi nhuận của tổ chức kinh doanh chứng khoán. Vốn cơ bản, về bản chất tương ứng với vốn tự có cấp 1 của các tổ chức tín dụng được quy định tại Quyết định 457 của NHNN, và được sử dụng để xác định giới hạn đầu tư chứng khoán (đầu tư vào một loại chứng khoán không được vượt quá 30% vốn cơ bản), quy mô tín dụng trong các giao dịch ký quỹ (margin trading), Repo…(quy mô tín dụng cấp cho một khách hàng không được vượt quá 30% Vốn cơ bản).
Vốn khả dụng bao gồm (i) Vốn cơ bản; cộng thêm (ii) phần giá trị gia tăng
(hoặc giảm đi) do đánh giá lại tài sản và trong hoạt động đầu tư hàng ngày; cộng thêm (iii) nguồn vốn gia tăng, bổ sung từ ngoài (các nguồn vốn có thể chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu như trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp). Vốn khả dụng tương ứng với vốn tự có (bao gồm vốn tự có cấp 1 và vốn tự có cấp 2) tại Quyết định 105 của NHNN [25].
Tương tự như tại Quyết Định 457, Thông tư 226 cũng đưa ra một số hạn chế về Vốn cơ bản và Vốn khả dụng. Cụ thể, các CTCK phải trừ Tài sản cố định vô hình ra khỏi Vốn cơ bản. Đồng thời, nguồn vốn gia tăng bổ sung cho Vốn khả dụng không được vượt quá 50% giá trị Vốn cơ bản.
Ngoài ra, các CTCK phải trừ khỏi Vốn khả dụng (i) toàn bộ các khoản lỗ, kể cả lỗ sổ sách; (ii) các tài sản đầu tư dài hạn không dễ thanh lý, chẳng hạn như bất động sản; đầu tư vào công ty con, công ty liên kết.. (iii) Các tài sản ngắn hạn nhưng có thời gian thu hồi vốn vượt quá 30 ngày (các khoản phải thu trên 30 ngày, các khoản phải thu nội bộ, các khoản phải thu từ các cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng mà không có tài sản thế chấp, ký quỹ)….
Như, vậy, về mặt tổng quát tỷ lệ vốn khả dụng được tính như sau:
Trong đó:
Vốn khả dụng được xác định bởi công thức:
Vốn khả dụng = Tổng giá trị tài sản - Nợ phải trả - khoảnCác phải giảm trừ + Các khoản được cộng thêm
Tổng giá trị rủi ro được xác định bằng tổng giá trị rủi ro thị trường, giá trị rủi ro thanh toán (hay rủi ro tín dụng) và giá trị rủi ro hoạt động.
Về cơ bản, CTCK phải luôn duy trì tỉ lệ vốn khả dụng không thấp hơn 180%. Trường hợp tỉ lệ vốn khả dụng dao động từ 120 – 150% trong 3 tháng liên tục, CTCK sẽ bị đưa vào tình trạng kiểm soát. Nếu tỉ lệ vốn khả dụng giảm xuống
dưới 120% , công ty sẽ bị đưa vào kiểm soát đặc biệt... Trong năm 2012 Bộ Tài Chính cũng đã ban hành Thông tư 165/2012/TT-BTC sửa đổi và bổ sung một số điều của Thông tư 226/2010/TT-BTC trong đó có một số điểm đáng lưu ý như:
- CTCK sẽ rơi vào nhóm kiểm soát nếu có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 150% tới trên 120% và có lỗ lũy kế từ 30% đến 50% vốn điều lệ; và rơi vào nhóm kiểm soát đặc biệt nếu có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 120% và có lỗ lũy kế từ trên 50% vốn điều lệ.
- Tổ chức kinh doanh chứng khoán phải báo cáo với UBCKNN, đồng thời công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức kinh doanh chứng khoán; báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính định kỳ 6 tháng một lần (vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm) theo mẫu sau khi đã được soát xét, kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
Gần đây nhất, ngày 23/10/2013 Bộ Tài chính đã ban hành văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BTC hợp nhất thông tư 226 và 165. Theo đó, về cơ bản mức độ an toàn tài chính hiện nay của các CTCK được phân thành 4 nhóm, tương ứng với đó UBCKNN sẽ có các giải pháp xử lý cụ thể:
- Nhóm 1 – hoạt động lành mạnh: gồm các công ty có tỷ lệ vốn khả dụng trên 180. Đối với nhóm công ty này, UBCKNN có các giải pháp xử lý: duy trì ổn định và từng bước nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị, tạo điều kiện để các CTCK hợp nhất sáp nhập.
- Nhóm 2 – hoạt động bình thường: gồm các công ty có tỷ lệ vốn khả dụng 150% - 180%. Ngoài việc áp dụng các giải pháp như nhóm hoạt động lành mạnh, UBCKNN thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động của các công ty thuộc nhóm này, tần suất báo cáo về tỷ lệ an toàn tài chính lên 2 lần/tháng theo quy định tại Thông tư 226/2010/TT-BTC.
- Nhóm 3- bị kiểm soát: CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng từ 120% - 150%. - Nhóm 4 –bị kiểm soát đặc biệt: CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120%.
Đối với các CTCK thuộc nhóm 3 và 4, UBCK thực hiện giám sát, yêu cầu CTCK, công ty kiểm toán giải trình, thực hiện phân loại CTCK và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định.