Phối hợp chính sách tài chính và chính sách đầu tư

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 37)

QLRR cũng có thể góp phần nâng cao giá trị CTCK qua việc kết nối hiệu quả chính sách tài chính và chính sách đầu tư trong thị trường vốn khơng hoàn hảo. Lập luận cơ bản của lý thuyết này là các chiến lược đầu tư mang lại giá trị hiện tại ròng dương sẽ làm gia tăng giá trị doanh nghiệp (M&M, 1958). Tuy nhiên, các dự án này chỉ có thể thực hiện nếu cơng ty tạo được nguồn vốn tài trợ hợp lý. Theo lý thuyết thứ tự tăng vốn – Pecking order theory, lợi nhuận giữ lại là lựa chọn huy động vốn đầu tiên vì cơng ty khơng phải trả chi phí vốn. Khi nguồn vốn này khơng đủ, cơng ty sẽ phải huy động vốn từ bên ngoài lần lượt theo thứ tự vay nợ và sau cùng là phát hành cổ phiếu. Song trong điều kiện thị trường vốn khơng hồn hảo, chi phí huy động vốn khá tốn kém do mẫu thuẫn lợi ích, bất cân xứng thơng tin, biến động lãi suất, tỷ giá. Vì vậy, nếu khơng có đủ dịng tiền lợi nhuận giữ lại, các công ty thường có xu hướng cắt giảm đầu tư dưới mức tối ưu do mức chi phí cao từ dịng vốn bên ngồi. Tuy nhiên, do các cơ hội đầu tư tốt xảy ra trong tương lai là không chắc chắn, do vậy việc liên tục duy trì lượng tiền mặt lớn dưới hình thức lợi nhuận để lại cũng khơng phải là lựa chọn tốt. Vì vậy, các cơng ty thường phải đối mặt với tình trạng thặng dư hoặc thiếu hụt tiền mặt đối với các kế hoạch đầu tư nếu dịng tiền và chi phí đầu tư khơng hợp lý. QLRR có thể đảm bảo rằng cơng ty ln có dịng tiền ổn định tài trợ cho những cơ hội đầu tư tăng trưởng tốt, do đó cân đối giữa nhu cầu đầu tư và khả năng tài chính nội bộ doanh nghiệp, tránh được chi phí vốn cao, từ đó gia tăng giá trị cho cổ đơng [36].

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 37)