Mục tiêu và định hướng phát triển Cơng ty chứng khốn

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 111 - 112)

- Tự đánh giá rủi ro (KCS A Key control self‐assessment) là một mơ hình

3.1.2.Mục tiêu và định hướng phát triển Cơng ty chứng khốn

Theo đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đang được UBCKNN, Bộ Tài chính trình Chính phủ, phát triển các tổ chức kinh doanh chứng khốn với CTCK là chủ thể trung tâm tiếp tục được xác định như một trong những yếu tố quyết định đến q trình phát triển của thị trường chứng khốn nhất là trong điều kiện mở rộng hợp tác quốc tế theo xu thế quốc tế hóa TTCK. Đặc biệt, trong giai đoạn trước mắt, cần tập trung thực hiện tái cơ cấu các tổ chức kinh doanh chứng khoán:

- Cơ cấu lại số lượng các cơng ty chứng khốn theo hướng duy trì số lượng phù hợp với quy mô của thị trường, xử lý thanh lọc các cơng ty chứng khốn yếu kém, không hiệu quả (không phân biệt công ty lớn hay bé).

- Cấu trúc lại mơ hình tổ chức hoạt động của các cơng ty chứng khốn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp và khả năng kiểm soát rủi ro.

- Cơ cấu lại thành phần tham gia góp vốn trong cơng ty chứng khốn trong đó có các ngân hàng, tổng cơng ty, tập đồn, góp vốn của Nhà nước theo hướng hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Tăng cường khả năng, hiệu quả quản lý, giám sát đối với hoạt động CTCK Để thực hiện mục tiêu trên, một số giải pháp đặt ra:

- Xây dựng tiêu chí để đánh giá và phân loại cơng ty chứng khốn theo 3 nhóm như đã đề cập đến trong thông tư 226 ở những phần trước;

- Nâng cao điều kiện thành lập các cơng ty chứng khốn, đặc biệt là tiêu chí về tài chính, kỹ thuật và nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng các cơng ty chứng khốn;

- Tăng cường khả năng, hiệu quả quản lý, giám sát đối với công ty chứng khoán bao gồm một số nội dung như: Ban hành quy định đánh giá xếp hạng, phân loại hoạt động của cơng ty chứng khốn theo tiêu chuẩn quốc tế; Xây dựng hệ thống

chấm điểm mức độ rủi ro và quy trình hoạt động của cơng ty chứng khốn; áp dụng cơ chế kiểm tra, giám sát theo mức độ rủi ro.

- Áp dụng các quy định bảo đảm an tồn tài chính và vốn khả dụng theo các chuẩn mực Basel II đối với hoạt động của các CTCK, khuyến khích các CTCK áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro tốt nhất theo thông lệ quốc tế; cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính theo các nguyên tắc và chuẩn mực về quản lý rủi ro tốt nhất theo thông lệ quốc tế;

- Khuyến khích các tổ chức KDCK đầu tư vào cơng nghệ và nguồn nhân lực có chất lượng cao; tạo điều kiện cho các tổ chức này tiếp cận các nguồn vốn và công nghệ, đặc biệt từ các tổ chức kinh doanh chứng khốn quốc tế có uy tín;

- Tăng số lượng và nâng cao chất lượng nhân viên hành nghề thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khốn; Chuẩn hóa các chương trình đào tạo cấp phép hành nghề kinh doanh chứng khoán và các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp theo các chuẩn mực cao nhất; Cho phép các tổ chức đào tạo chứng khốn nước ngồi có uy tín thực hiện dịch vụ đào tạo chứng khốn tại Việt Nam. Công nhận các chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực chứng khốn;

- Xây dựng cơ chế chính sách nhà tạo lập thị trường, tạo tính thanh khoản cho TTCK; tập trung phát triển các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (tư vấn, bảo lãnh phát hành; tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp như thâu tóm, hợp nhất, sáp nhập) và chức năng mơi giới của CTCK.

Có thể khẳng định, q trình hình thành, phát triển các CTCK nói riêng và TTCK Việt nam nói chung đã và đang được Nhà nước ngày một quan tâm hơn. Các định hướng chiến lược, chính sách phát triển CTCK đã thường xuyên được điều chỉnh, ngày một hoàn thiện để thiết lập một hệ thống CTCK phù hợp với yêu cầu, trình độ phát triển TTCK, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 111 - 112)