Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ
2.2. Quá trình xây dựng, phát triển của Trường THPT TP Điện Biên Phủ
Trường Trung học phổ thông Thành phố Điện Biên Phủ mà tiền thân là trường phổ thông cấp 2 - 3 Điện Biên Phủ được thành lập năm 1962. Trong hơn 50 năm xây dựng và phát triển, trường đã vinh dự được đón nhận nhiều phần thưởng cao quí của Đảng và nhà nước, của địa phương và của ngành.
Đặc biệt, vào năm 1976 và năm 2012 nhà trường đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; Đội tuyển tham dự cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” của trường đã đạt giải nhất Khu vực Miền núi phía Bắc và giải ba toàn quốc vào năm 1998 và đến năm 2011 nhà trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đây là những mốc son đánh dấu sự phát triển, trưởng thành của nhà trường, đồng thời cũng là sự ghi nhận của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức xã hội đối với những cố gắng, nỗ lực của các thế hệ thầy và trò Trường THPT TP Điện Biên Phủ.
Nằm ở trung tâm thành phố, nơi có trình độ dân trí tương đối cao so với các khu vực khác trong tỉnh, Trường THPT thành phố Điện Biên Phủ có điều kiện tốt để phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà trường được quan tâm đầu tư về cả cơ sở vật chất và đội ngũ. Tuyển sinh đầu vào tuy chất lượng chưa cao, song có nhiều lợi thế hơn so với nhiều trường THPT khác trên địa bàn. Đội ngũ quản lý có nhiều kinh nghiệm trong công tác, giáo viên đa số có trình độ chuyên môn tốt, tâm huyết với nghề. Tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp đạt gần 70%, trường là một trong các đơn vị có tỷ lệ GV dạy giỏi cao nhất trong tỉnh.
Với nỗ lực vượt mọi khó khăn, thi đua dạy tốt, học tốt của các thế hệ thầy và trò, trường THPT TP Điện Biên Phủ đã và đang là một trong những cánh chim đầu đàn của ngành GD&ĐT tỉnh Điện Biên.
2.2.2. Tình hình hiện nay của nhà trường 2.2.2.1. Quy mô lớp, học sinh
Trong nhiều năm, Trường THPT TP Điện Biên Phủ là một trong những trường THPT có quy mô về số lớp, số học sinh lớn nhất tỉnh Điện Biên.
Trường được ưu tiên tuyển sinh trên địa bàn toàn tỉnh nên địa bàn cư trú của học sinh rộng, đối tượng học sinh đa dạng về thành phần gia đình, về dân tộc.
Số liệu thống kê về quy mô số lớp, số học sinh của trường trong 5 năm học gần đây cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Thống kê số lớp, số học sinh Năm học
Khối 10 Khối 11 Khối 12 Toàn trường Số
lớp
Số học sinh
Số lớp
Số học sinh
Số lớp
Số học sinh
Số lớp
Số học sinh
2009-2010 14 473 12 428 11 427 37 1328
2010-2011 15 532 10 375 11 397 36 1304
2011-2012 13 435 14 460 10 367 37 1262
2012-2013 12 364 12 411 13 439 37 1214
2013-2014 13 423 12 338 12 392 37 1153
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2009-2010 đến 2013-2014 của Trường THPT TP Điện Biên Phủ)
Nhận xét: Trong 5 năm học gần đây, quy mô số lớp, số HS của nhà trường tương đối ổn định. Sĩ số các khối lớp có thay đổi theo từng năm, nhưng nhìn chung, tổng số HS toàn trường luôn được duy trì xấp xỉ 1200.
Đây là điều kiện giúp nhà trường duy trì các hoạt động giáo dục, cách thức tổ chức, bố trí phân công lao động có tính ổn định tương đối theo năm học.
2.2.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
Hiện tại, tổng số CBQL, GV và NV của trường là 94. Trong đó: Cán bộ quản lý: 04; Giáo viên: 81; Phục vụ giảng dạy: 03; Nhân viên hành chính: 06.
Về trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL và GV: Tiến sỹ: 01; Thạc sỹ:
08; Đại học: 76; Cao đẳng: 0.
Về trình độ chuyên môn: 26/81 giáo viên giỏi cấp tỉnh (chiếm 32,1%);
40/81 giáo viên giỏi cấp trường (chiếm 49,4%); xếp loại Khá: 14/81 (chiếm 17,3%); xếp loại TB: 01/81, chiếm 1,2%; xếp loại yếu: 0.
Đánh giá về đội ngũ CBQL và GV của nhà trường cụ thể như sau:
CBQL của trường có lập trường chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sáng. Đội ngũ CBQL giáo dục của nhà trường đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo; tuy nhiên, khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý còn một vài hạn chế. Một số CBQL cấp tổ còn có trình độ và năng lực quản lý thiếu tính chuyên nghiệp, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng, hiệu quả công tác còn hạn chế.
Đội ngũ nhà giáo hầu hết là những nhân cách mẫu mực, tận tụy với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo và quyết tâm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Nhà trường có 100% nhà giáo có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó trên chuẩn là 8/81, đạt 9,9%; 7/81 đang theo học cao học.
Trường THPT TP Điện Biên Phủ là đơn vị có tỷ lệ GV dạy giỏi cấp tỉnh cao nhất trong số các trường THPT trong toàn tỉnh. Đội ngũ GV đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu. Đa số GV sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học hiện đại, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin. Nhiều GV có kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác chủ nhiệm, được ngành tin tưởng giao nhiều nhiệm vụ chuyên môn như làm cốt cán trong công tác bồi dưỡng GV cấp THCS, THPT; ra đề, chấm thi …
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ nhà giáo chưa thực sự năng động, sáng tạo, trình độ tin học và ngoại ngữ chưa tốt. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhà giáo gặp khó khăn trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy tích cực, hạn chế khả năng nghiên cứu khoa học.
2.2.2.3. Cơ sở vật chất của nhà trường
Trong những năm học gần đây, Trường THPT TP Điện Biên Phủ được Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên quan tâm, đầu tư lớn về cơ sở vật chất, trang thiết
bị dạy học, đáp ứng các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Hiện tại, nhà trường có 37 phòng học văn hóa, 06 phòng học bộ môn, 01 nhà đa năng, khu nhà làm việc của Ban Giám hiệu và các tổ chuyên môn. Nhìn chung, cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục.
Trang thiết bị dạy học được trang bị tương đối đầy đủ, đáp ứng tốt việc đổi mới phương pháp dạy học. Trường hiện có 3 phòng tin học với 75 máy tính nối mạng internet, 20 máy tính phục vụ công tác quản lý của Ban Giám hiệu và các tổ chuyên môn, phòng học ngoại ngữ với 40 cabin. Các phòng học chức năng đã phát huy tốt công năng, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Nhà trường có 100% phòng học được lắp đặt hệ thống máy chiếu projector cố định. Đây là điều kiện giúp giáo viên thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
2.2.2.4. Chất lượng giáo dục
Trong nhiều năm học gần đây, Trường THPT TP Điện Biên Phủ đã kiên trì áp dụng các giải pháp để giảm tỷ lệ HS yếu kém và HS bỏ học, tăng tỷ lệ HS khá, giỏi như: Thực hiện dạy học phân hóa, sát đối tượng; Tập trung phụ đạo cho các lớp cuối có nhiều HS yếu, kém; Quan tâm, động viên khích lệ HS vượt qua khó khăn, tích cực học tập; Chú trọng công tác bồi dưỡng HSG, đầu tư GV có năng lực chuyên môn tốt cho các lớp đầu nhằm nâng cao tỷ lệ HS khá, giỏi.
Đội ngũ GV của nhà trường đã tham gia tích cực vào các cuộc thi chuyên môn do ngành tổ chức. Năm học 2013-2014, nhà trường đã đạt giải Nhì toàn đoàn trong cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học cấp tỉnh; đạt 1 giải khuyến khích trong cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp cấp quốc gia;
đã đạt 5 giải nhì, 1 giải ba và 3 giải khuyến khích trong cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử e-learning.
Học sinh của nhà trường đã đạt 1 giải nhì, 2 giải ba và 1 giải khuyến khích trong cuộc thi sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống
thực tiễn cấp tỉnh và 1 giải khuyến khích cấp quốc gia; 1 giải nhì trong cuộc thi giải toán qua internet cấp tỉnh.
Thống kê kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm 5 năm học gần đây được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.2. Thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực Năm
học
Số lớp
Số học sinh
Tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm
(%) Tỷ lệ xếp loại học lực (%) Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém 2009-
2010 37 1328 41,8 45,8 10,2 2,2 0,1 17,2 64,2 15,7 2,8 2010-
2011 36 1304 72,0 31,1 9,4 0,7 3,5 35,0 57,0 3,1 1,4 2011-
2012 37 1262 60,2 30,3 8,3 1,2 5,6 40,1 49,3 4,1 0,9 2012-
2013 37 1214 66,4 26,8 5,0 1,8 8,4 40,5 46,6 4,3 0,2 2013-
2014 37 1153 72,9 21,3 4,4 1,3 8,7 42,7 43,3 3,5 0,8 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2009-2010 đến 2013-2014
của Trường THPT TP Điện Biên Phủ)
Nhận xét: Trong các năm học gần đây, tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm khá, tốt của nhà trường luôn được duy trì tương đối ổn định và có xu hướng tăng dần, đạt trên 90%. Tỷ lệ HS xếp loại học lực khá, giỏi chiếm xấp xỉ 50%
và có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Tỷ lệ HS xếp loại học lực yếu, kém chiếm dưới 5%, đáp ứng tiêu chí về chất lượng giáo dục của trường chuẩn quốc gia.