Học sinh giỏi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 27 - 29)

1.2.3.1. Học sinh giỏi

“Học sinh giỏi” là một khái niệm được dùng từ rất lâu, tuy nhiên vẫn chưa được xác định một cách minh định.

Theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông thì HS được đánh giá ở tất cả các môn học dưới hai hình thức: Đánh giá bằng điểm số và đánh giá bằng nhận xét hoặc kết hợp cả hai hình thức. Đối với các môn học được đánh giá bằng điểm số, HS được xếp loại học lực môn loại Giỏi phải có điểm trung bình môn đạt từ 8,0 trở lên.

Cũng theo Thông tư 58 nói trên, HS được công nhận đạt danh hiệu HSG học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi. HS được công nhận đạt danh hiệu HSTT học kỳ hoặc cả năm học nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.

Theo Từ điển Giáo dục học, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Hà Nội

năm 2001, “Học sinh tiên tiến là danh hiệu cao trong bảng xếp hạng kết quả học tập và rèn luyện toàn diện của học sinh trong lớp, trong trường”. “Học sinh ưu tú là danh hiệu cao nhất trong bảng xếp hạng kết quả học tập và rèn luyện toàn diện của học sinh trong lớp, trong trường”. [32, tr. 200]

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, “Giỏi” có nghĩa là

“Có trình độ cao, đáng được khâm phục hoặc khen ngợi”. [33, tr. 387]. Học

sinh giỏi một bộ môn là học sinh có kết quả học tập bộ môn cao trong lớp, trong trường, đạt điểm trung bình môn học từ 8,0 trở lên, có khả năng vận dụng tốt kiến thức, kỹ năng của bộ môn vào thực tiễn.

Khái niệm “Học sinh giỏi” được dùng trong Luận văn này để chỉ những học sinh đạt kết quả học tập một môn học từ điểm 8,0 trở lên, đồng thời cũng là học sinh tiên tiến và đang vươn lên là học sinh ưu tú.

1.2.3.2. Một số biểu hiện của học sinh giỏi

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Để trở thành

những chủ nhân thực sự của đất nước, đem trí tuệ, tâm huyết, sức lực của mình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mỗi HS, trong đó HSG là những người ưu tú nhất cần phải tu dưỡng, rèn luyện để có cả “đức” và “tài”.

Như vậy, HSG phải là những HS có sự kết hợp hài hòa giữa “tài” và “đức”, đang vươn lên để trở thành những HS ưu tú. Đây là những HS nổi trội hơn trong lớp, trong trường về một bộ môn, có phẩm chất đạo đức tốt, xứng đáng là tấm gương cho HS khác noi theo.

HSG thường tỏ ra nắm bắt bản chất vấn đề nhanh, có khả năng phân tích, khái quát hóa, tổng hợp, đánh giá vấn đề nhanh hơn học sinh khác. HSG thường tỏ ra không quan tâm, không chú ý tới những vấn đề cũ, không đòi hỏi tư duy. Bên cạnh đó, HSG thường có sự “tò mò khoa học”, ham hiểu biết những cái mới, hay đặt ra những câu hỏi khác biệt, hay làm theo cách riêng, không chịu chấp nhận kết quả của người khác một cách dễ dàng.

1.2.3.3. Bồi dưỡng học sinh giỏi

Theo Từ điển Giáo dục học Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Hà Nội

năm 2001: “Bồi dưỡng là quá trình trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể” [32].

Như vậy, bồi dưỡng HSG trước hết phải là một quá trình. Hiểu vậy để thấy được rằng, muốn hoạt động bồi dưỡng HSG đạt được kết quả tốt, người quản lý cần đầu tư công sức và thời gian, không nóng vội vì không thể có được HSG trong một sớm một chiều mà cần có thời gian, trong một quá trình bồi dưỡng lâu dài. Bồi dưỡng thực chất là quá trình bổ sung tri thức, kỹ năng để nâng cao trình độ trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn nào đó. Trong quá trình bồi dưỡng, kiến thức, kỹ năng, năng lực của người được bồi dưỡng có

vai trò quyết định đến tốc độ, kết quả bồi dưỡng. Không thể có hiệu quả cao nếu như áp dụng cùng một phương pháp cho nhiều đối tượng khác nhau.

Bồi dưỡng HSG là hoạt động nhằm trang bị cho HS những hiểu biết về pháp luật, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng vận dụng của HS trong một môn học một cách có hệ thống, phục vụ cho việc học tập ở các cấp cao hơn. Bồi dưỡng HSG là tạo những điều kiện thích hợp cho HS hình thành và phát triển phẩm chất, phát huy cao độ năng lực của bản thân. Vai trò của người thầy là giúp cho HS rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tự đánh giá, đồng thời biết sử dụng phương tiện hiện đại để tìm kiếm, thu thập, xử lý thông tin thuộc lĩnh vực quan tâm.

Trong hoạt động bồi dưỡng HSG, mỗi HS có tư chất, tính cách khác nhau, đồng thời họ cũng có động cơ, mục đích không giống nhau. Điều cốt lõi trong bồi dưỡng HSG là người thầy cần nắm chắc được những đặc điểm riêng biệt của từng HS, từ đó có cách thức tác động phù hợp, đồng thời biết cách hướng dẫn HS tự học, tự bồi dưỡng. Khi đó, mỗi HS sẽ có cách học riêng với tốc độ khác nhau để tìm tòi, khám phá tri thức. Đồng thời với điều đó, người thầy cần hướng dẫn cho HS cách tự đánh giá kết quả học tập của bản thân. Chỉ khi đó, các em mới thực sự làm chủ việc học tập của mình, biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)