Biện pháp 6 Đa dạng hóa hoạt động bồi dưỡng HSG, thực hiện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 98)

thường xuyên trong suốt quá trình học tập của HS

3.2.6.1. Mục đích

Tổ chức nhiều hoạt động đa dạng, thường xuyên trong cả quá trình học tập tại trường của HS, kể cả thời gian hè. Chính những hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp cho HS có điều kiện vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống, đồng thời giúp các em có cơ hội thể hiện sức sáng tạo, sự năng nổ nhiệt huyết của tuổi trẻ trong việc tham gia, tổ chức các hoạt động của chính các em.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

Các hoạt động bồi dưỡng HSG không những chỉ bao gồm các giờ ôn luyện trên lớp, các tiết học chính khóa mà phải bao gồm cả những hoạt động

trải nghiệm sáng tạo như hoạt động tham gia thi KHKT, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động tham gia thi sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, tham gia Olympic tiếng Anh, Violympic trên Internet … . Các hoạt động này được tổ chức xuyên suốt quá trình học tập của HS tại trường, trong đó bao gồm cả thời gian hè, vì chính trong thời gian này, HS mới có đủ điều kiện tiến hành các nghiên cứu tiếp cận dần với phương pháp nghiên cứu khoa học.

3.2.6.3. Cách thức tiến hành

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG kết hợp với việc xây dựng kế hoạch hướng dẫn HS tham gia nghiên cứu khoa học thông qua các cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo”, thi KHKT dành cho HS trung học, thi tiếng Anh trên mạng, thi giải Toán qua Internet, thi sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn.

- Ban hành quyết định thành lập Ban tổ chức các cuộc thi, Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ như Câu lạc bộ môi trường, Câu lạc bộ “Toán học và Tuổi trẻ”, Câu lạc bộ “Em yêu Văn học”, Câu lạc bộ “Tự hào lịch sử Việt Nam” … theo nguyện vọng của GV và HS.

- Chỉ đạo ban hành thể lệ tổ chức các cuộc thi và điều lệ hoạt động đối với các câu lạc bộ.

- Tổ chức tập huấn về cách thức tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học dành cho HS. Trong đó, có thể mời các chuyên gia, các GV cốt cán đã được tập huấn cấp bộ về các lĩnh vực có liên quan đến để tham gia tập huấn cho GV trong trường.

- Chỉ đạo sắp xếp, bố trí các hoạt động bồi dưỡng HSG, các hoạt động của các cuộc thi, các câu lạc bộ đan xen nhau mà không chồng chéo, tránh gây quá tải cho GV và HS, đồng thời giúp giữ được phong trào học tập, nghiên cứu trong HS cả trong thời gian hè.

Để thực hiện được biện pháp này, đòi hỏi nhà quản lý phải xây dựng, bồi dưỡng được một đội ngũ GV có tâm huyết, có kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục tốt. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ về CSVC, về kinh phí hoạt động từ các nguồn khác nhau.

Các hoạt động này đều mang tính bổ trợ, nhưng lại có tác động không nhỏ đến kết quả bồi dưỡng HSG. Vì vậy, nhà quản lý phải động viên, khích lệ được đội ngũ nhiệt tình tham gia và kiên trì trong các hoạt động của mình. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG, trong Chương 3 tác giả đã đề xuất 6 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ. Đó là các biện pháp:

- Biện pháp 1: Tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và CMHS về mục đích, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG.

- Biện pháp 2: Kế hoạch hóa việc phát hiện, tuyển chọn HSG đảm bảo chọn đúng HSG một cách kịp thời.

- Biện pháp 3: Chỉ đạo cải tiến nội dung, phương pháp bồi dưỡng HSG. - Biện pháp 4: Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng trong việc cung ứng các nguồn lực để GV, HS tham gia hoạt động bồi dưỡng HSG.

- Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng để GV và HS có động lực phấn đấu hết mình trong hoạt động bồi dưỡng HSG.

- Biện pháp 6: Đa dạng hóa hoạt động bồi dưỡng HSG, thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình học tập của HS.

Trong 6 biện pháp quản lý được đề xuất, biện pháp 1 là cơ sở để thực hiện các biện pháp còn lại bởi vì nhận thức quyết định thái độ và hành vi. Muốn quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG đạt kết quả cao thì trước hết nhận thức của các lực lượng có trách nhiệm về mục đích, tầm quan trọng của hoạt động phải đúng đắn. Tuy vậy, mỗi biện pháp trong số các biện pháp được đưa ra đều có ý nghĩa, vai trò của mình trong quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở

Trường THPT TP Điện Biên Phủ. Các biện pháp đã được đề xuất có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau chứ không độc lập, không tách rời nhau. Mức độ tác động của từng biện pháp còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể về đội ngũ, về CSVC, về môi trường giáo dục, về đối tượng HS … . Điều quan trọng là nhà quản lý cần biết áp dụng các biện pháp một cách đồng bộ, sao cho biện pháp này làm chỗ dựa cho biện pháp kia. Chỉ khi được áp dụng đồng bộ thì các biện pháp quản lý được đề xuất mới phát huy tối đa tác dụng để đưa hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ đạt chất lượng cao hơn nữa.

Mối quan hệ giữa các biện pháp đã đề xuất được biểu diễn theo sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ

BP4 BP5 BP6 BP1 BP2 BP3

Tất cả 6 biện pháp được đề xuất đều đòi hỏi phải có sự đồng thuận trong CBQL, GV, HS và CMHS, nên để áp dụng được các biện pháp này, Hiệu trưởng phải là người hiểu sâu sắc về quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG và các biện pháp được đề xuất, đồng thời biết cách triển khai, tuyên truyền, giáo dục để đạt được tiếng nói chung trong các lực lượng có trách nhiệm về hoạt động này.

Hơn nữa, cả 6 biện pháp đều đòi hỏi phải có thời gian lâu dài để thực hiện. Hoạt động bồi dưỡng HSG là một quá trình bền bỉ, lâu dài, không dễ gì một sớm, một chiều đã đạt được kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, các CBQL, GV phải kiên trì với sự mềm dẻo, linh hoạt cao trong quá trình tổ chức thực hiện.

3.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Để khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 65 người là thành viên Ban giám hiệu, tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn, bí thư đoàn trường, chủ tịch công đoàn cơ sở và một số giáo viên dạy giỏi, có nhiều kinh nghiệm của nhà trường. Cụ thể là:

- Thành viên Ban giám hiệu: 03.

- Tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn: 10.

- Bí thư đoàn thanh niên, chủ tịch công đoàn cơ sở: 02. - Giáo viên giỏi: 50.

Tác giả đã trưng cầu ý kiến của CBQL, GV với câu hỏi được đưa ra là: Thầy/cô hãy cho biết mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của 6 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ.

Bảng 3.1. Kết quả kiểm chứng về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG

Tên biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết Khôn g cấp thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi Biện pháp 1. Tổ chức quán

triệt, nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và CMHS về mục đích, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG

SL 56 9 0 53 12 0

% 86,2 13,8 0 81,5 18,5 0 Biện pháp 2. Kế hoạch

hóa việc phát hiện, tuyển chọn HSG đảm bảo chọn đúng HSG một cách kịp thời

SL 51 14 0 42 23 0

% 78,5 21,5 0 64,6 35,4 0 Biện pháp 3. Chỉ đạo cải

tiến nội dung, phương pháp bồi dưỡng HSG

SL 38 27 0 35 30 0

% 58,5 41,5 0 53,8 46,2 0 Biện pháp 4. Tăng cường

sự phối hợp giữa các lực lượng trong việc cung ứng các nguồn lực để GV, HS tham gia hoạt động bồi dưỡng HSG

SL 21 44 0 23 42 0

% 32,3 67,7 0 35,4 64,6 0 Biện pháp 5. Đẩy mạnh

công tác thi đua khen thưởng để GV và HS có động lực phấn đấu hết mình trong hoạt động bồi dưỡng HSG

SL 52 13 0 37 28 0

% 80,0 20,0 0 56,9 43,1 0 Biện pháp 6. Đa dạng hóa

hoạt động bồi dưỡng HSG, thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình học tập của HS

SL 29 36 0 26 39 0

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp được đề xuất đều được đánh giá là cấp thiết. Trong đó, biện pháp 1 và biện pháp 5 có trên 80% số người được hỏi cho rằng rất cấp thiết. Đó chính là 2 biện pháp liên quan trực tiếp đến yếu tố con người. Điều đó chứng tỏ rằng muốn quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG hiệu quả, trước hết cần quan tâm nâng cao nhận thức cho những người có trách nhiệm và biết tạo động lực phấn đấu cho GV và HS.

Bên cạnh đó, tất cả các biện pháp được đưa ra đều được đánh giá là khả thi. Trong số các biện pháp mà tác giả đề xuất, biện pháp 1 được cho là rất khả thi.

Để khảo sát hệ số tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi giữa các biện pháp được đề xuất, tác giả sử dụng công thức tính hệ số tương quan Spearman: r= 1 - ) 1 ( 6 2 2   N N D

; Trong đó, D là hiệu số thứ bậc giữa tính cấp thiết và tính khả thi của cùng một biện pháp, N là số biện pháp.

Để tính hiệu số D, tác giả sử dụng các đại lượng: Điểm trung bình (X ) và thứ bậc (Xi) của các biện pháp i nào đó xét theo tính cấp thiết; Điểm trung bình (Y) và thứ bậc (Yi) của các biện pháp i nào đó xét theo tính khả thi.

- Các mức độ được đưa ra về tính cấp thiết là: + Rất cấp thiết (tương ứng với 3 điểm);

+ Cấp thiết (tương ứng với 2 điểm);

+ Không cấp thiết (tương ứng với 1 điểm). - Các mức độ về tính khả thi là:

+ Rất khả thi (tương ứng với 3 điểm); + Khả thi (tương ứng với 2 điểm);

+ Không khả thi (tương ứng với 1 điểm).

Kết quả tính toán về điểm trung bình, thứ bậc và hiệu số D được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.2. Tổng hợp khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG

Tên biện pháp

Tính cấp

thiết Tính khả thi Hiệu số

X Xi Y Yi D D2

Biện pháp 1. Tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và CMHS về mục đích, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG

2,86 1 2,82 1 0 0

Biện pháp 2. Kế hoạch hóa việc phát hiện, tuyển chọn HSG đảm bảo chọn đúng HSG một cách kịp thời

2,78 3 2,64 2 1 1

Biện pháp 3. Chỉ đạo cải tiến nội dung, phương pháp bồi dưỡng HSG

2,58 4 2,54 4 0 0

Biện pháp 4. Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng trong việc cung ứng các nguồn lực để GV, HS tham gia hoạt động bồi dưỡng HSG

2,32 6 2,35 6 0 0

Biện pháp 5. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng để GV và HS có động lực phấn đấu hết mình trong hoạt động bồi dưỡng HSG

2,80 2 2,57 3 -1 1

Biện pháp 6. Đa dạng hóa hoạt động bồi dưỡng HSG, thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình học tập của HS

2,45 5 2,40 5 0 0

D2 2

Áp dụng công thức tính hệ số tương quan Spearman đối với thứ bậc về tính cấp thiết và tính khả thi giữa các biện pháp được đưa ra, ta có:

r= 1 - ) 1 ( 6 2 2   N N D = 1 - ) 1 6 .( 6 2 . 6 2  = 1 - 0 21 12 = 0,943

Hệ số tương quan trên cho thấy tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất được đánh giá là tương quan gần như hoàn toàn.

Bảng 3.2. cho thấy một cách tổng quát về sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đưa ra. Biện pháp 1 được cho là có mức độ cấp thiết cao nhất và cũng được cho là có tính khả thi cao nhất. Như vậy, đa số những người được hỏi đều cho rằng việc nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV, HS và cha mẹ HS về mục đích, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG là rất cấp thiết và có thể thực hiện được tốt trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, biện pháp 5 có mức độ cấp thiết được đánh giá ở vị trí thứ hai nhưng lại có thứ bậc về tính khả thi ở vị trí thứ ba. Điều này thể hiện rằng việc chỉ đạo thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng để GV và HS có động lực phấn đấu hết mình trong hoạt động bồi dưỡng HSG là rất cấp thiết, nhưng để thực hiện được đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực, cố gắng.

Mối liên quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất được biểu thị rõ nét qua biểu đồ sau:

2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 3 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Tính cấp thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng

Tiểu kết chương 3

Trong Chương 3, tác giả đã đề cập đến các nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ. Các nguyên tắc đó là: Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.

Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ. Kết quả trưng cầu ý kiến các CBQL, GV cho thấy: Cả 6 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ trong bối cảnh hiện nay đều cấp thiết và khả thi. Các biện pháp được đề xuất đều có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau. Do đó, cần phải áp dụng các biện pháp đã đề xuất một cách đồng bộ và có tính hệ thống. Có như vậy, chất lượng của hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ mới được nâng cao hơn nữa, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Với nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho luận văn này, tác giả đã giải quyết được các vấn đề cơ bản sau đây:

Tổng kết một số nội dung về cơ sở lý luận của hoạt động bồi dưỡng HSG và quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG. Nội dung Chương 1 đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, khái niệm về HSG, bồi dưỡng HSG. Đồng thời, đề tài đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT dưới góc nhìn của nhà quản lý. Ở chương này, các khái niệm về HSG, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG, nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG đã được đề cập đến một cách khá sâu sắc. Đồng thời, tác giả

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)