Hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 52 - 60)

Để đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ, tác giả luận văn đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu như Quy

chế bồi dưỡng HSG của trường, các kế hoạch, các báo cáo sơ kết, tổng kết, các quyết định khen thưởng HS đạt giải và GV có HS đạt giải. Đồng thời, tác giả đã tiến hành khảo sát, kết hợp với phỏng vấn trực tiếp CBQL, GV, HS và CMHS về hoạt động bồi dưỡng HSG và các vấn đề có liên quan.

Tác giả đã thiết kế công cụ nghiên cứu gồm 4 loại phiếu trưng cầu ý kiến cụ thể như sau:

Mẫu số 1 dành cho HS (phát ra 150 phiếu, thu về 120 phiếu). Mẫu số 2 dành cho GV (phát ra 50 phiếu, thu về 50 phiếu). Mẫu số 3 dành cho CBQL (phát ra 15 phiếu, thu về 15 phiếu). Mẫu số 4 dành cho CMHS (phát ra 150 phiếu, thu về 115 phiếu).

Khảo sát về thực trạng hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ, tác giả có nêu trong các phiếu điều tra một số câu hỏi có 4 cấp độ lựa chọn và được tính điểm cụ thể như sau:

- Về mức độ cần thiết: Rất cần thiết là 3 điểm, cần thiết là 2 điểm, ít cần thiết là 1 điểm và không cần thiết là 0 điểm.

- Về mức độ thường xuyên: Thường xuyên là 3 điểm, thỉnh thoảng là 2 điểm, rất ít khi là 1 điểm và không bao giờ là 0 điểm.

- Về chất lượng thực hiện công việc: Rất tốt là 3 điểm, tốt là 2 điểm, bình thường là 1 điểm và không tốt là 0 điểm.

Trong quá trình xử lí số liệu thu thập được, tác giả đã sử dụng 3 đại lượng là điểm trung bình, thứ bậc và tỷ lệ phần trăm.

- Điểm trung bình của một nội dung là trung bình cộng của tất cả các điểm cho nội dung này của những phiếu điều tra thu về được. Điểm trung bình càng cao thì nội dung càng được thực hiện thường xuyên, càng tốt hoặc càng cần thiết hơn. Điểm trung bình được tính theo công thức:

X =

n Ki

Xi Trong đó: X: Điểm trung bình.

Ki: Số người cho điểm ở mức độ i. n: Số người tham gia đánh giá.

- Thứ bậc: Thứ tự xếp hạng về điểm trung bình cho các nội dung về cùng một vấn đề. Thứ bậc cho ta thấy mức độ thực hiện của đối tượng được khảo sát tốt hay không tốt.

- Tỷ lệ phần trăm giữa số người đồng ý với phương án trả lời nhất định nào đó so với tổng số người tham gia trả lời. Tỷ lệ phần trăm tính theo công thức: Xi% = (Ki /n) x 100%

Trong đó: Ki: Số người lựa chọn phương án i. n: Số người tham gia đánh giá.

2.3.1.1. Nội dung bồi dưỡng HSG

Thông qua nghiên cứu các kế hoạch tác nghiệp, báo cáo tổng kết của nhà trường, tác giả nhận thấy nội dung giáo dục pháp luật, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho HS được nhà trường tổ chức tốt. Hằng năm, nhà trường tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, HIV-AIDS. Các nội dung của môn giáo dục công dân được thực hiện đầy đủ, đạt được kết quả cao. Nhà trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động xã hội, từ thiện đa dạng với nội dung và hình thức phong phú. Qua đó, đã giáo dục được cho HS những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tạo điều

kiện cho các em rèn luyện kỹ năng sống cần thiết.

Từ năm học 2010-2011 đến nay, các trường THPT trong tỉnh Điện Biên đã thực hiện công tác bồi dưỡng HSG theo một chương trình thống nhất chung. Chương trình này do các nhà giáo có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG các cấp xây dựng lên, sau đó đã được triển khai lấy ý kiến đóng góp của tất cả các nhà giáo đang công tác tại các nhà trường và được thống nhất trong trại bồi dưỡng GV hè năm 2010. Chương trình ôn thi HSG cấp cơ sở này bao gồm các chuyên đề trọng tâm, nâng cao trong chương trình của từng môn học, kết hợp với một số chuyên đề từ chương trình chuyên cùng cấp.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, tùy điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường, điều kiện của từng năm học mà mỗi GV cần chi tiết hóa chương trình chung do Sở GD&ĐT ban hành thành chương trình của mình. Đồng thời, GV cần kết hợp giữa lý thuyết, bài tập trong SGK với việc giao bài tập, nhiệm vụ về nhà, dự án theo nhóm và khuyến khích HS tự tìm thêm tài liệu tham khảo trên mạng Internet, sách tham khảo.

Qua việc điều tra bằng phiếu hỏi về việc học sinh thực hiện các nội dung bồi dưỡng với các mức: Thường xuyên là 3 điểm, thỉnh thoảng là 2 điểm, rất ít khi là 1 điểm và không bao giờ là 0 điểm, tác giả thu được kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát HS về việc thực hiện nội dung bồi dưỡng HSG

Stt Nội dung Số HS trả lời Số lượng HS lựa chọn theo từng mức độ Điểm trung bình Thứ bậc 3 2 1 0 1 Học lý thuyết trong SGK 120 10 102 8 0 2,02 3 2 Làm bài tập do thầy/cô giao về nhà 120 89 31 0 0 2,74 1 3 Đọc thêm sách tham khảo 120 35 58 27 0 2,07 2

4 Tự tìm tài liệu trên

Internet 120 18 47 36 19 1,53 4

5

Sưu tầm và làm các đề thi, đề kiểm tra từ các năm học trước, trường khác

120 0 21 16 83 0,48 5

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên, tác giả thấy rằng việc làm bài tập, nhiệm vụ do thầy/cô giáo giao cho HS về nhà là khá thường xuyên với điểm trung bình là 2,74 và vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng về mức độ thường xuyên. Bên cạnh đó, việc đọc thêm sách tham khảo và học lại lý thuyết trong

SGK cũng được HS thực hiện tương đối đều đặn. Ở hai nội dung này, điểm trung bình lần lượt là 2,07 và 2,02. Như vậy, phần lớn HS đã chú trọng tự ôn luyện lại lý thuyết, đọc thêm trong các sách tham khảo để có được hiểu biết sâu, rộng về các nội dung kiến thức đã học. Việc tự tìm bài tập, tài liệu trên nguồn tư liệu mở còn ít được HS quan tâm, một phần là do HS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn chưa được tiếp cận với Internet thường xuyên. Ở vị trí cuối cùng, với điểm trung bình chỉ là 0,48 là việc HS tự sưu tầm và làm các đề thi, đề kiểm tra từ các năm học trước và từ trường khác. Điều này cho thấy, HS còn chưa chủ động liên hệ để có được những kênh tham khảo khác nhau giúp các em định hình được bản thân đạt được ở mức độ nào so với các bạn trong địa bàn.

2.3.1.2. Cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng HSG

Để tìm hiểu về thực trạng CSVC phục vụ công tác bồi dưỡng HSG, tác giả đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 50 GV. GV được đề nghị đánh giá về chất lượng công việc với 4 mức độ: Rất tốt (3 điểm), tốt (2 điểm), bình thường (1 điểm) và không tốt (0 điểm). Kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát GV

về CSVC phục vụ hoạt động bồi dưỡng HSG

Stt Nội dung Số GV trả lời Số lượng GV lựa chọn theo từng mức độ Điểm trung bình Thứ bậc 3 2 1 0 1 CSVC lớp học 50 9 33 8 0 2,02 1

2 Nguồn tư liệu tham khảo

trong thư viện 50 0 0 12 38 0,24 5

3 Thiết bị dạy học hiện đại 50 0 21 29 0 1,42 3 4

Khả năng tiếp cận tư liệu tham khảo của giáo viên

50 5 31 14 0 1,82 2

5

Khả năng tiếp cận tư liệu tham khảo của học sinh

Nhận xét: CSVC lớp học được đánh giá là tốt với điểm trung bình là 2,02. Tiếp đó, khả năng tiếp cận các tài liệu tham khảo của GV là tương đối tốt với điểm trung bình là 1,82. Khả năng này được hiểu là sự dễ dàng mượn tài liệu của thư viện, tuy nhiên khả năng này đối với HS lại được đánh giá là không tốt với điểm trung bình chỉ là 0,36. Bên cạnh đó, thiết bị dạy học hiện đại được đánh giá tương đối tốt với điểm trung bình là 1,42. Một điểm đáng chú ý là nguồn tài liệu tham khảo dành cho hoạt động bồi dưỡng HSG hiện có trong thư viện rất nghèo nàn và được đánh giá ở mức thấp nhất với điểm trung bình là 0,24. Qua khảo sát thực tế tại thư viện, hầu như các chuyên khảo về các bộ môn đều không có, các tài liệu về phương pháp giảng dạy, về kiến thức chuyên sâu của các bộ môn đều rất ít.

2.3.1.3. Hình thức bồi dưỡng HSG

Nhà trường đã chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng HSG bằng các hình thức: Bồi dưỡng trong giờ học chính khóa, bồi dưỡng theo đội tuyển của từng môn học, bồi dưỡng bằng một số hoạt động bổ trợ.

Nghiên cứu kế hoạch dạy học của GV, tác giả nhận thấy GV đã chú trọng đến công tác bồi dưỡng HSG ngay trên các giờ học chính khóa thông qua các câu hỏi, bài tập đòi hỏi học sinh vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Đội tuyển HSG được bố trí lịch bồi dưỡng riêng cho từng môn học và được thực hiện trong 10 tuần học trước Kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh.

Bên cạnh những hình thức bồi dưỡng HSG trên lớp, bồi dưỡng theo đội tuyển, nhà trường cũng đã chỉ đạo GV tổ chức một số hoạt động bổ trợ như hướng dẫn HS tham gia thi KHKT, thi sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, tham gia các cuộc thi trên mạng. Tuy nhiên, số lượng HS tham gia các hoạt động bổ trợ này còn rất hạn chế.

Khảo sát bằng phiếu hỏi đối với đánh giá của HS về thời lượng dành cho hoạt động bồi dưỡng HSG đang diễn ra tại nhà trường, tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát HS về thời lượng bồi dưỡng HSG Stt Đánh giá Số HS trả lời Số HS lựa chọn Tỷ lệ % Thứ bậc 1 Quá nhiều và rất căng thẳng 120 17 14,2 3

2 Tương đối nhiều 120 27 22,5 2

3 Vừa phải 120 73 60,8 1

4 Hơi ít 120 3 2,5 4

5 Rất ít 120 0 0 5

Nhận xét: 60,8% HS được hỏi cho rằng thời lượng dành cho hoạt động bồi dưỡng HSG tại trường là vừa phải. Trong khi đó, có 22,5% HS cho rằng thời lượng như vậy là tương đối nhiều và 14,2% cho rằng thời lượng quá nhiều và rất căng thẳng. Số HS cho rằng thời lượng dành cho hoạt động bồi dưỡng HSG hơi ít là không đáng kể và không có HS nào cho rằng thời lượng đó là rất ít. Bên cạnh đó, 89/115 CMHS, chiếm 77,4% cho rằng thời lượng dành cho hoạt động bồi dưỡng HSG tại nhà trường là vừa phải, số còn lại cho rằng thời lượng đó là tương đối nhiều.

2.3.1.4. Phương pháp bồi dưỡng HSG

Qua phỏng vấn các GV tham gia bồi dưỡng HSG, tác giả nhận thấy trong nhà trường chưa có sự thống nhất trong phương pháp bồi dưỡng HSG. Mỗi GV đang sử dụng phương pháp của riêng mình mà không có sự định hướng chung. Nhiều GV đang được thực hiện theo cách: GV chuyển cho HS toàn bộ những tài liệu liên quan đến kiến thức của chuyên đề nào đó, thuyết trình các điểm mà GV cho là trọng tâm, khó đối với HS, đưa ra ví dụ minh họa và sưu tập các dạng bài tập liên quan đến từng chuyên đề, cuối đợt bồi dưỡng cho HS luyện đề tổng hợp.

Để tìm hiểu về phương pháp bồi dưỡng HSG, tác giả đã trưng cầu ý kiến của 50 GV bằng phiếu hỏi về mức độ thường xuyên mà GV áp dụng các phương pháp trong bồi dưỡng HSG.

Các nội dung được đưa ra với 4 mức thường xuyên: Thường xuyên là 3 điểm, thỉnh thoảng là 2 điểm, rất ít khi là 1 điểm, không bao giờ là 0 điểm.

Kết quả trưng cầu ý kiến GV về phương pháp bồi dưỡng HSG cụ thể như sau:

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát GV về phương pháp bồi dưỡng HSG

Stt Nội dung Số GV trả lời Số lượng GV lựa chọn theo từng mức độ Điểm trung bình Thứ bậc 3 2 1 0 1

Đặt câu hỏi đòi hỏi phân tích, tổng hợp, đánh giá trong các giờ dạy chính khóa

50 14 26 10 0 2,08 2

2

Liên hệ thực tiễn với kiến thức liên quan đến từng nội dung của môn học

50 9 33 8 0 2,02 3

3

Kiểm tra việc làm bài tập về nhà, chữa bài cho từng học sinh

50 12 18 20 0 1,84 4

4

Cung cấp và yêu cầu HS nghiên cứu, làm bài tập trong tài liệu tham khảo

50 21 29 0 0 2,42 1

5

Tổ chức để học sinh giải đáp cho nhau về những điều mà học sinh chưa hiểu rõ

50 0 5 17 28 0,54 5

Nhận xét: Việc cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho HS và yêu cầu HS nghiên cứu, làm bài tập trong các tài liệu đó được GV thực hiện thường xuyên nhất với điểm trung bình là 2,42. Với điểm trung bình là 2,08 - xếp thứ hai, việc đặt các câu hỏi đòi hỏi tư duy bậc cao đã được GV chú trọng. Tiếp theo, với 2,02 điểm, việc liên hệ kiến thức lý thuyết với đời sống thực tiễn được GV thực hiện ở mức độ tương đối tốt. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra việc làm bài tập ở nhà, chữa bài cẩn thận cho từng HS chưa được nhiều GV

quan tâm. Đa số GV còn chưa biết sử dụng kiểm tra đánh giá như một công cụ dạy học giúp người học tiến bộ mà mới dừng lại ở chỗ kiểm tra để xác định mức độ đạt được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của HS. Ở mức thấp nhất, với 0,54 điểm là việc tổ chức cho HS tự giải đáp cho nhau những điều còn băn khoăn, còn chưa hiểu. Điều này chứng tỏ rằng GV còn chưa quan tâm nhiều đến phương pháp dạy học bằng hình thức thực hành dạy.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)