Khảo sát CBQL, GV về quản lý CSVC phục vụ hoạt động bồi dưỡng HSG, tác giả đã thực hiện thông qua phiếu hỏi đánh giá về mức độ thực hiện một số nội dung công việc. Các mức cụ thể là: Rất tốt là 3 điểm, tốt là 2 điểm, bình thường là 1 điểm và không tốt là 0 điểm. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát CBQL, GV
về quản lý CSVC phục vụ hoạt động bồi dưỡng HSG
Stt Nội dung Số CBQL, GV trả lời Số lượng CBQL, GV lựa chọn theo từng mức độ Điểm trung bình Thứ bậc 3 2 1 0 1 Đầu tư CSVC lớp học, thí nghiệm thực hành 65 5 47 13 0 1,88 2 2
Quản lý, bảo quản, sử dụng CSVC, thiết bị dạy học
65 10 55 0 0 2,15 1
3
Tập huấn cho giáo viên về thiết bị dạy học
65 7 41 17 0 1,85 3
4
Tăng cường nguồn tài liệu tham khảo trong thư viện
65 0 0 19 46 0,29 4
5 Chế độ cho GV tham
Nhận xét: Công tác quản lý, bảo quản, sử dụng CSVC, thiết bị dạy học sẵn có được nhà trường thực hiện tốt với điểm trung bình là 2,15 – xếp thứ nhất. Nội dung đầu tư bổ sung CSVC lớp học, thiết bị thí nghiệm thực hành và tập huấn kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học cho GV có điểm trung bình lần lượt là 1,88 và 1,85, xếp thứ hai và thứ ba. Tuy nhiên, việc tăng cường nguồn tài liệu tham khảo trong thư viện chỉ được đánh giá với mức điểm trung bình là 0,29 - xếp thứ tư. Chính đây là lý do mà tài liệu tham khảo trong thư viện được đánh giá là nghèo nàn. Cuối cùng, 100% CBQL, GV đánh giá không tốt về chế độ cho GV tham gia bồi dưỡng HSG. Họ cho rằng định mức chi cho các tiết bồi dưỡng HSG là không còn phù hợp với tình hình hiệnnay.
2.4.7. Công tác thi đua khen thưởng đối với hoạt động bồi dưỡng HSG
Kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi về việc tổ chức trao thưởng và mức thưởng cho HS đạt giải và GV có HS đạt giải được thể hiện theo biểu đồ sau:
100 100 0 0 26 32.5 74 67.5 0 20 40 60 80 100
Trang trọng Không trang trọng
Kịp thời Không kịp
thời
GV HS
Biểu đồ 2.5. Đánh giá của GV và HS về việc trao thưởng cho HS đạt giải và GV có HS đạt giải trong các cuộc thi
Nhận xét: Theo biểu đồ trên, có 100% GV và HS cho rằng nhà trường đã tổ chức trao thưởng cho HS một cách trang trọng. Tuy nhiên, chỉ có 39/120 HS (chiếm 32,5%) cho rằng việc trao thưởng là kịp thời, còn lại 81/120 HS (chiếm 67,5%) cho rằng việc trao thưởng còn chưa kịp thời. Trong khi đó, cũng có tới 74% GV cho rằng việc trao thưởng là chưa kịp thời.
0 10.8 22 35.8 78 53.4 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Cao Phù hợp Hơi thấp Quá thấp
GV HS
Biểu đồ 2.6. Đánh giá của GV và HS về mức thưởng cho HS đạt giải và GV có HS đạt giải trong các cuộc thi
Nhận xét: Trong số 120 HS được hỏi, có 13 HS (chiếm 10,8%) cho rằng mức thưởng cho HS đạt giải trong Kỳ thi chọn HSG các cấp và các cuộc thi chuyên môn khác như thi khoa học kỹ thuật, thi tiếng Anh, thi giải toán trên mạng, thi sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn là cao; 43/120 HS (chiếm 35,8%) cho rằng mức thưởng là phù hợp. Trong khi đó, có 64/120 HS (chiếm 53,4%) cảm thấy chưa hài lòng với mức thưởng mà nhà trường đang thực hiện và cho rằng mức thưởng đó là hơi thấp.
Đánh giá về mức thưởng đối với GV có HS đạt giải trong các cuộc thi văn hóa, chỉ có 11/50 GV (chiếm 22%) cho là phù hợp. Trong khi có tới 39/50 (chiếm 78%) cho rằng mức thưởng là hơi thấp.
2.4.8. Công tác duy trì sự thường xuyên, đa dạng trong hoạt động bồi dưỡng HSG dưỡng HSG
Để nghiên cứu về việc duy trì các hoạt động bồi dưỡng HSG sau khi học sinh tham gia Kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh hằng năm, tác giả đã phỏng vấn CBQL, GV và HS.
Qua trao đổi của những người được phỏng vấn, tác giả nhận thấy sau Kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh hằng năm, các hoạt động bồi dưỡng HSG diễn ra
hết sức mờ nhạt. Ngay sau khi dự thi, GV ôn luyện và HS đều có tâm lý nghỉ xả hơi, nhà trường cũng không chú trọng chỉ đạo GV tích cực trong công tác bồi dưỡng HSG ngay trên các giờ học chính khóa. Trong thời gian hè, các HSG cũng không được định hướng cho việc tự học, không được giao nhiệm vụ để giải quyết. Chính vì cả quãng thời gian khá dài sau khi tham gia Kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh, các hoạt động bồi dưỡng HSG ít được quan tâm chú ý, nên đến năm học tiếp theo chu kỳ phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng lại được lặp lại mà ít có sự kế thừa từ năm trước.
Bên cạnh đó, nhà trường đã tổ chức được một số hình thức hoạt động bồi dưỡng bổ trợ như việc hướng dẫn HS tiếp cận với nghiên cứu khoa học chuẩn bị tham gia cuộc thi KHKT dành cho HS trung học, cuộc thi sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, thi tiếng Anh trên mạng và giải Toán qua mạng Internet. Tuy vậy, các hoạt động này mới chỉ thu hút được số lượng nhỏ HS tham gia và chủ yếu là giai đoạn ngay trước khi tổ chức thi cấp tỉnh. Trong quá trình tổ chức các hoạt động, nhà trường chưa chú trọng tới việc hướng dẫn cho HS tự tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch, tham gia tổ chức hoạt động của chính các em và vì thế chưa phát huy được tính năng động, sáng tạo của HS.
Hơn nữa, các câu lạc bộ môn học không được tổ chức thường xuyên, thậm chí có năm không được tổ chức. Chính vì vậy, nhà trường đã bỏ lỡ một hình thức tập hợp, thu hút học sinh có cùng sở thích, có đam mê tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ.