Công tác duy trì sự thường xuyên, đa dạng trong hoạt động bồ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 43)

trong TĐKT, nâng lương trước thời hạn, trong quy định xếp lớp chọn, trong việc phân công nhiệm vụ giảng dạy, chủ nhiệm lớp. Nhà trường cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra mức thưởng phù hợp sao cho không vượt quá khả năng chi trả của các nguồn quỹ nhưng cũng đồng thời đáp ứng được một phần nhu cầu, nguyện vọng của GV, HS.

1.5.6. Công tác duy trì sự thường xuyên, đa dạng trong hoạt động bồi dưỡng HSG dưỡng HSG

Hoạt động bồi dưỡng nói chung, bồi dưỡng HSG nói riêng đòi hỏi phải có một quá trình lâu dài, bền bỉ, thường xuyên liên tục. Nếu hoạt động bồi dưỡng HSG chỉ được thực hiện một cách hình thức, chiếu lệ thì nhiệt huyết của cả thầy và trò sẽ nhanh chóng nguội lạnh.

Để có được hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng HSG, các hoạt động bồi dưỡng dưới nhiều hình thức khác nhau cần được duy trì thường xuyên, liên tục, trong suốt quá trình học tập tại trường của HS.

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, để HS có thể phát triển tối đa năng lực của bản thân, nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo để HS tham gia. Qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, HS được hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị sống, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại. Về nội dung, trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học, dễ vận dụng vào thực tế. Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở với hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng. Trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo HS có nhiều cơ hội trải nghiệm. Bên cạnh đó, nhiều lực

lượng có thể tham gia tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau.

Để làm tốt điều này, mô hình các Câu lạc bộ môn học là điều kiện lý tưởng để tập hợp những HS có năng lực tốt, có niềm đam mê của từng bộ môn. Chính đội tuyển HSG sẽ là nòng cốt của những câu lạc bộ môn học để từ đó tạo niềm say mê cho những HS khác. Những câu lạc bộ môn học nếu được tổ chức tốt sẽ huy động được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân bên ngoài nhà trường và hoạt động của nó sẽ không chỉ giới hạn trong sách vở, trong nhà trường, trong thời gian chính thức của năm học.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã đề cập tới các vấn đề về bồi dưỡng HSG ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam. Tác giả cũng đã trình bày để làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản như: Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; Khái niệm nhà trường, trường THPT. Ở chương này, khái niệm HSG, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG, nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG đã được đề cập đến một cách khá sâu sắc. Đồng thời, tác giả cũng đã cố gắng phân tích các vấn đề cốt lõi có tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT. Các vấn đề nêu trên chính là nền tảng lý luận để tác giả luận văn định hướng nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG nhằm ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động này tại đơn vị.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của TP Điện Biên Phủ

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội

Điện Biên Phủ vốn được gọi là xứ Mường Thanh. Tên gọi này bắt nguồn từ chữ Mường Then theo tiếng dân tộc Thái, nghĩa là “Xứ Trời” và được gắn với truyền thuyết về sự phát sinh ra dân tộc Thái. TP Điện Biên Phủ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Điện Biên, với diện tích 6.427,01 ha, dân số 70.000 người, gồm 14 dân tộc, trong đó có 96,55% dân cư thuộc thành thị và 3,45% thuộc nông thôn. TP Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh của vùng Tây Bắc; có sân bay quốc tế và quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ; cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và giầu bản sắc văn hóa các dân tộc. Cư dân ở đây không chỉ có người Kinh mà còn có một số dân tộc khác như dân tộc Thái, H’Mông … Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 1/3 dân số thành phố. Điện Biên Phủ là thành phố có dân số ít nhất trong các thành phố của cả nước. Theo Nghị định 110/2003/NĐ-CP của Chính phủ, Điện Biên Phủ được công nhận là thành phố đô thị loại III từ tháng 10/2003. Với những di tích lịch sử và phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, Điện Biên Phủ ấn tượng như một thành phố Du lịch - Văn hóa.

Tiềm năng, thế mạnh của thành phố đang được khai thác để xây dựng Điện Biên Phủ trở thành điểm du lịch quốc gia, trung tâm kinh tế quốc tế tiểu vùng; tiến tới năm 2015 đạt tiêu chí đô thị loại II. Qua 10 năm xây dựng và phát triển, thành phố đã có những bước phát triển về mọi mặt. Kinh tế phát triển nhanh, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và các dân tộc được nâng lên. Năm 2012, TP Điện Biên Phủ đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP gần 16%, thu nhập bình quân đạt 2.577 USD/người/năm, đến năm 2015 phấn đấu đạt 3.380 USD/người/năm; tỷ lệ che phủ rừng năm 2012 đạt 34%, năm 2015 phấn

đấu đạt 37,7%; thu ngân sách trên địa bàn năm 2012 đạt 150,5 tỷ đồng, phấn đấu đến năm 2015 đạt từ 215 – 230 tỷ đồng.

Trong giai đoạn sắp tới, TP Điện Biên Phủ xác định mục tiêu về kinh tế là: Tạo sự chuyển biến rõ nét và vững chắc về cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng GDP. Điện Biên Phủ đang phấn đấu đẩy mạnh công tác đào tạo dạy nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng quy mô và hình thức đào tạo ở các trường chuyên nghiệp. Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi cấp độ II; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập THCS; tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 98%.

Trong những năm gần đây, giáo dục và đào tạo của TP Điện Biên Phủ đã thực sự ổn định và thay đổi khá mạnh, đạt được nhiều thành tích trên các lĩnh vực, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy và học không ngừng được đổi mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Công tác huy động HS ra lớp ở tất cả các cấp học đạt tỷ lệ cao, các hoạt động phong trào được đẩy mạnh. Từ những nỗ lực đó, TP Điện Biên Phủ luôn dẫn đầu về chất lượng giáo dục toàn diện trong toàn tỉnh. TP Điện Biên Phủ đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS năm 2003.

Năm học 2013-2014, TP Điện Biên Phủ có 41 đơn vị trường học bao gồm 15 trường mầm non, 9 trường tiểu học, 8 trường THCS, 4 trường THPT, 1 trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp, 03 trung tâm Ngoại ngữ-Tin học, 03 trường cao đẳng và 01 trường cao đẳng nghề.

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tích, song GD&ĐT của TP Điện Biên Phủ còn có một số hạn chế, yếu kém cụ thể như sau: Cơ cấu ngành học mầm non và phổ thông, giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề còn chưa hợp lý, bất bình đẳng về giới, về dân tộc trong giáo dục vẫn hiện hữu ….

2.1.2. Khái quát về giáo dục THPT ở TP Điện Biên Phủ

Tỉnh Điện Biên có hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng, được hình thành với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo. Các trung tâm cụm xã và thị trấn đều có trường THPT; trung tâm huyện có trường THPT dân tộc nội trú và trung tâm GDTX huyện, tỉnh có trung tâm GDTX tỉnh, trường THPT chuyên và phổ thông dân tộc nội trú tỉnh.

Quy mô học sinh phát triển khá ổn định ở cấp THPT. Năm học 2013- 2014, toàn tỉnh có 29 trường THPT với 498 lớp và 14.574 học sinh. Tỷ lệ trẻ 15 tuổi vào lớp 10 đạt 51,5%, tỷ lệ trẻ 15-18 tuổi học THPT đạt 52,3%.

TP Điện Biên Phủ hiện nay có 4 trường THPT, trong đó có 1 trường THPT chuyên, 1 trường dân tộc nội trú THPT của tỉnh, 2 trường THPT là Trường THPT TP Điện Biên Phủ, Trường THPT Phan Đình Giót và 1 trung tâm GDTX tỉnh. Tỷ lệ huy động HS tốt nghiệp THCS đúng độ tuổi học lên THPT tại TP Điện Biên Phủ là trên 95%, đồng thời tỷ lệ dân số trong độ tuổi 18 đến 22 có bằng tốt nghiệp THPT là trên 90%.

Trong số 4 trường THPT nêu trên, hằng năm trường THPT Chuyên Lê Quí Đôn được ưu tiên tuyển sinh các học sinh có nguyện vọng học một trong các lớp chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, tiếng Anh và chuyên Sử-Địa; trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh được tuyển sinh các học sinh là người dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh. Trong khi đó, Trường THPT TP Điện Biên Phủ được tuyển sinh bằng hình thức thi tuyển đối với các học sinh đã tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS trên địa bàn toàn tỉnh Điện Biên. Đây là trường THPT không chuyên biệt duy nhất được tổ chức thi tuyển sinh như vậy. Cùng với ưu thế đó, nhà trường có bề dày truyền thống hơn 50 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ nhà giáo giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động chuyên môn. Hơn nữa, trường được đặt tại trung tâm TP Điện Biên Phủ, nơi đặt các trụ sở của các ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội của tỉnh. Do có các lợi thế nêu trên, hằng năm số học sinh đăng ký dự thi vào trường luôn đạt tỷ lệ cao hơn

hẳn so với các trường THPT khác. Trong số các học sinh trúng tuyển vào trường luôn có một bộ phận không nhỏ các em học sinh có năng lực tư duy tốt, tư cách đạo đức tốt, có niềm đam mê đối với một hoặc nhiều bộ môn. Đây chính là điều kiện để nhà trường thực hiện tốt công tác bồi dưỡng HSG.

2.2. Quá trình xây dựng, phát triển của Trường THPT TP Điện Biên Phủ

2.2.1. Khái quát chung về nhà trường

Trường Trung học phổ thông Thành phố Điện Biên Phủ mà tiền thân là trường phổ thông cấp 2 - 3 Điện Biên Phủ được thành lập năm 1962. Trong hơn 50 năm xây dựng và phát triển, trường đã vinh dự được đón nhận nhiều phần thưởng cao quí của Đảng và nhà nước, của địa phương và của ngành. Đặc biệt, vào năm 1976 và năm 2012 nhà trường đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; Đội tuyển tham dự cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” của trường đã đạt giải nhất Khu vực Miền núi phía Bắc và giải ba toàn quốc vào năm 1998 và đến năm 2011 nhà trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đây là những mốc son đánh dấu sự phát triển, trưởng thành của nhà trường, đồng thời cũng là sự ghi nhận của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức xã hội đối với những cố gắng, nỗ lực của các thế hệ thầy và trò Trường THPT TP Điện Biên Phủ.

Nằm ở trung tâm thành phố, nơi có trình độ dân trí tương đối cao so với các khu vực khác trong tỉnh, Trường THPT thành phố Điện Biên Phủ có điều kiện tốt để phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà trường được quan tâm đầu tư về cả cơ sở vật chất và đội ngũ. Tuyển sinh đầu vào tuy chất lượng chưa cao, song có nhiều lợi thế hơn so với nhiều trường THPT khác trên địa bàn. Đội ngũ quản lý có nhiều kinh nghiệm trong công tác, giáo viên đa số có trình độ chuyên môn tốt, tâm huyết với nghề. Tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp đạt gần 70%, trường là một trong các đơn vị có tỷ lệ GV dạy giỏi cao nhất trong tỉnh.

Với nỗ lực vượt mọi khó khăn, thi đua dạy tốt, học tốt của các thế hệ thầy và trò, trường THPT TP Điện Biên Phủ đã và đang là một trong những cánh chim đầu đàn của ngành GD&ĐT tỉnh Điện Biên.

2.2.2. Tình hình hiện nay của nhà trường 2.2.2.1. Quy mô lớp, học sinh 2.2.2.1. Quy mô lớp, học sinh

Trong nhiều năm, Trường THPT TP Điện Biên Phủ là một trong những trường THPT có quy mô về số lớp, số học sinh lớn nhất tỉnh Điện Biên. Trường được ưu tiên tuyển sinh trên địa bàn toàn tỉnh nên địa bàn cư trú của học sinh rộng, đối tượng học sinh đa dạng về thành phần gia đình, về dân tộc.

Số liệu thống kê về quy mô số lớp, số học sinh của trường trong 5 năm học gần đây cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Thống kê số lớp, số học sinh Năm học

Khối 10 Khối 11 Khối 12 Toàn trường Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh 2009-2010 14 473 12 428 11 427 37 1328 2010-2011 15 532 10 375 11 397 36 1304 2011-2012 13 435 14 460 10 367 37 1262 2012-2013 12 364 12 411 13 439 37 1214 2013-2014 13 423 12 338 12 392 37 1153

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2009-2010 đến 2013-2014 của Trường THPT TP Điện Biên Phủ)

Nhận xét: Trong 5 năm học gần đây, quy mô số lớp, số HS của nhà trường tương đối ổn định. Sĩ số các khối lớp có thay đổi theo từng năm, nhưng nhìn chung, tổng số HS toàn trường luôn được duy trì xấp xỉ 1200. Đây là điều kiện giúp nhà trường duy trì các hoạt động giáo dục, cách thức tổ chức, bố trí phân công lao động có tính ổn định tương đối theo năm học.

2.2.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

Hiện tại, tổng số CBQL, GV và NV của trường là 94. Trong đó: Cán bộ quản lý: 04; Giáo viên: 81; Phục vụ giảng dạy: 03; Nhân viên hành chính: 06.

Về trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL và GV: Tiến sỹ: 01; Thạc sỹ: 08; Đại học: 76; Cao đẳng: 0.

Về trình độ chuyên môn: 26/81 giáo viên giỏi cấp tỉnh (chiếm 32,1%); 40/81 giáo viên giỏi cấp trường (chiếm 49,4%); xếp loại Khá: 14/81 (chiếm 17,3%); xếp loại TB: 01/81, chiếm 1,2%; xếp loại yếu: 0.

Đánh giá về đội ngũ CBQL và GV của nhà trường cụ thể như sau: CBQL của trường có lập trường chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sáng. Đội ngũ CBQL giáo dục của nhà trường đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo; tuy nhiên, khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý còn một vài hạn chế. Một số CBQL cấp tổ còn có trình độ và năng lực quản lý thiếu tính chuyên nghiệp, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng, hiệu quả công tác còn hạn chế.

Đội ngũ nhà giáo hầu hết là những nhân cách mẫu mực, tận tụy với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo và quyết tâm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Nhà trường có 100% nhà giáo có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó trên chuẩn là 8/81, đạt 9,9%; 7/81 đang theo học cao học. Trường THPT TP Điện Biên Phủ là đơn vị có tỷ lệ GV dạy giỏi cấp tỉnh cao nhất trong số các trường THPT trong toàn tỉnh. Đội ngũ GV đủ về số lượng,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)