Công tác phát hiện, tuyển chọn HSG

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 66 - 67)

Để khảo sát về biện pháp phát hiện, tuyển chọn HSG, tác giả đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 50 GV qua phiếu hỏi về biện pháp phát hiện HSG hiệu quả nhất.

Kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát GV về biện pháp phát hiện HSG Stt Biện pháp phát hiện HSG hiệu

quả nhất Số GV tham gia Số GV lựa chọn Tỷ lệ (%) Thứ bậc 1 Thông qua kết quả học tập, rèn

luyện của các năm học trước 50 5 10,0 4

2 Thông qua kết quả kiểm tra đầu

năm 50 2 4,0 5

3 Thông qua các câu hỏi yêu cầu

phân tích, tổng hợp, đánh giá 50 11 22,0 2 4 Thông qua kết quả giải các bài

tập nâng cao của HS 50 26 52,0 1

5

Thông qua kết quả thực hiện các nhiệm vụ, thử thách dưới nhiều hình thức khác nhau

50 6 12,0 3

Nhận xét: Qua bảng thống kê trên, 52% GV đã phát hiện HSG thông qua kết quả giải các bài tập nâng cao của HS, 22% GV sử dụng các câu hỏi tư duy bậc cao như phân tích, tổng hợp, đánh giá để phát hiện HSG. Một tỷ lệ nhỏ GV phát hiện HSG thông qua nghiên cứu kết quả học tập và rèn luyện của các năm học trước hay kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm.

Bên cạnh đó, chỉ có 12% GV phát hiện HSG thông qua kết quả thực hiện các nhiệm vụ, thử thách dưới nhiều hình thức khác nhau. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn đối với số GV sử dụng cách thức phát hiện HSG này và thu được kết quả là: Một vài GV có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cho rằng, sau một vài giờ học, qua việc quan sát hứng thú học tập của HS, độ sẵn sàng tham gia và câu trả lời cho các câu hỏi tư duy bậc cao là GV có thể cảm nhận được HS nào là có tố chất tốt. Sau đó thông qua việc thể hiện của HS trong các nhiệm vụ, các tình huống mới, các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ và nhất là thông qua Kỳ thi chọn HSG cấp trường, GV sẽ lựa chọn được một cách tương đối chính xác những HS có năng lực tư duy và kiến thức kỹ năng tốt nhất của bộ môn. Đồng thời với việc đó, GV còn thông qua việc quan sát HS tham gia vào các hoạt động tập thể, việc giao tiếp ứng xử của HS để xác định HS nào có sự kết hợp hài hòa nhất giữa thông minh trí tuệ và thông minh cảm xúc.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 66 - 67)