Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 84)

Tính kế thừa là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa nghĩa là phải có sự tiếp nối giữa những biện pháp quản lý đang thực hiện và những biện pháp được đề xuất với sự vận động, phát triển đi lên.

Kế thừa không có nghĩa là sử dụng y nguyên các biện pháp đã sử dụng trước đây. Mặt khác, kế thừa cũng không có nghĩa là phủ định toàn bộ các biện pháp cũ. Người quản lý cần biết phân tích, đánh giá để tìm ra những ưu, nhược điểm của các biện pháp đang được sử dụng để từ đó có thể phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm trong khi đề xuất các biện pháp mới.

Bên cạnh đó, lý luận về quản lý sự thay đổi cho thấy, để thay đổi hiện trạng nào đó một cách hiệu quả nhất, chúng ta cần sử dụng các biện pháp làm xáo trộn ít nhất. Để thực hiện được điều đó, người quản lý phải biết kế thừa những gì đã và đang được sử dụng.

Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp quản lý yêu cầu người nghiên cứu phải xác định được những điểm mới, biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp quản lý cũ đang tiến hành. Đồng thời, các biện pháp được đề xuất phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục. Thực hiện tốt nguyên tắc kế thừa giúp cho nhà nghiên cứu nhìn nhận, giải quyết các vấn đề quản lý một cách biện chứng, tránh được tình trạng cực đoan khi rơi vào một trong hai khía cạnh là phủ nhận hoàn toàn hoặc chấp nhận hoàn toàn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)