Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 102 - 108)

Để khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 65 người là thành viên Ban giám hiệu, tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn, bí thư đoàn trường, chủ tịch công đoàn cơ sở và một số giáo viên dạy giỏi, có nhiều kinh nghiệm của nhà trường. Cụ thể là:

- Thành viên Ban giám hiệu: 03.

- Tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn: 10.

- Bí thư đoàn thanh niên, chủ tịch công đoàn cơ sở: 02. - Giáo viên giỏi: 50.

Tác giả đã trưng cầu ý kiến của CBQL, GV với câu hỏi được đưa ra là: Thầy/cô hãy cho biết mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của 6 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ.

Bảng 3.1. Kết quả kiểm chứng về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG

Tên biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết Khôn g cấp thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi Biện pháp 1. Tổ chức quán

triệt, nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và CMHS về mục đích, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG

SL 56 9 0 53 12 0

% 86,2 13,8 0 81,5 18,5 0 Biện pháp 2. Kế hoạch

hóa việc phát hiện, tuyển chọn HSG đảm bảo chọn đúng HSG một cách kịp thời

SL 51 14 0 42 23 0

% 78,5 21,5 0 64,6 35,4 0 Biện pháp 3. Chỉ đạo cải

tiến nội dung, phương pháp bồi dưỡng HSG

SL 38 27 0 35 30 0

% 58,5 41,5 0 53,8 46,2 0 Biện pháp 4. Tăng cường

sự phối hợp giữa các lực lượng trong việc cung ứng các nguồn lực để GV, HS tham gia hoạt động bồi dưỡng HSG

SL 21 44 0 23 42 0

% 32,3 67,7 0 35,4 64,6 0 Biện pháp 5. Đẩy mạnh

công tác thi đua khen thưởng để GV và HS có động lực phấn đấu hết mình trong hoạt động bồi dưỡng HSG

SL 52 13 0 37 28 0

% 80,0 20,0 0 56,9 43,1 0 Biện pháp 6. Đa dạng hóa

hoạt động bồi dưỡng HSG, thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình học tập của HS

SL 29 36 0 26 39 0

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp được đề xuất đều được đánh giá là cấp thiết. Trong đó, biện pháp 1 và biện pháp 5 có trên 80% số người được hỏi cho rằng rất cấp thiết. Đó chính là 2 biện pháp liên quan trực tiếp đến yếu tố con người. Điều đó chứng tỏ rằng muốn quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG hiệu quả, trước hết cần quan tâm nâng cao nhận thức cho những người có trách nhiệm và biết tạo động lực phấn đấu cho GV và HS.

Bên cạnh đó, tất cả các biện pháp được đưa ra đều được đánh giá là khả thi. Trong số các biện pháp mà tác giả đề xuất, biện pháp 1 được cho là rất khả thi.

Để khảo sát hệ số tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi giữa các biện pháp được đề xuất, tác giả sử dụng công thức tính hệ số tương quan Spearman: r= 1 - ) 1 ( 6 2 2   N N D

; Trong đó, D là hiệu số thứ bậc giữa tính cấp thiết và tính khả thi của cùng một biện pháp, N là số biện pháp.

Để tính hiệu số D, tác giả sử dụng các đại lượng: Điểm trung bình (X ) và thứ bậc (Xi) của các biện pháp i nào đó xét theo tính cấp thiết; Điểm trung bình (Y) và thứ bậc (Yi) của các biện pháp i nào đó xét theo tính khả thi.

- Các mức độ được đưa ra về tính cấp thiết là: + Rất cấp thiết (tương ứng với 3 điểm);

+ Cấp thiết (tương ứng với 2 điểm);

+ Không cấp thiết (tương ứng với 1 điểm). - Các mức độ về tính khả thi là:

+ Rất khả thi (tương ứng với 3 điểm); + Khả thi (tương ứng với 2 điểm);

+ Không khả thi (tương ứng với 1 điểm).

Kết quả tính toán về điểm trung bình, thứ bậc và hiệu số D được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.2. Tổng hợp khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG

Tên biện pháp

Tính cấp

thiết Tính khả thi Hiệu số

X Xi Y Yi D D2

Biện pháp 1. Tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và CMHS về mục đích, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG

2,86 1 2,82 1 0 0

Biện pháp 2. Kế hoạch hóa việc phát hiện, tuyển chọn HSG đảm bảo chọn đúng HSG một cách kịp thời

2,78 3 2,64 2 1 1

Biện pháp 3. Chỉ đạo cải tiến nội dung, phương pháp bồi dưỡng HSG

2,58 4 2,54 4 0 0

Biện pháp 4. Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng trong việc cung ứng các nguồn lực để GV, HS tham gia hoạt động bồi dưỡng HSG

2,32 6 2,35 6 0 0

Biện pháp 5. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng để GV và HS có động lực phấn đấu hết mình trong hoạt động bồi dưỡng HSG

2,80 2 2,57 3 -1 1

Biện pháp 6. Đa dạng hóa hoạt động bồi dưỡng HSG, thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình học tập của HS

2,45 5 2,40 5 0 0

D2 2

Áp dụng công thức tính hệ số tương quan Spearman đối với thứ bậc về tính cấp thiết và tính khả thi giữa các biện pháp được đưa ra, ta có:

r= 1 - ) 1 ( 6 2 2   N N D = 1 - ) 1 6 .( 6 2 . 6 2  = 1 - 0 21 12 = 0,943

Hệ số tương quan trên cho thấy tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất được đánh giá là tương quan gần như hoàn toàn.

Bảng 3.2. cho thấy một cách tổng quát về sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đưa ra. Biện pháp 1 được cho là có mức độ cấp thiết cao nhất và cũng được cho là có tính khả thi cao nhất. Như vậy, đa số những người được hỏi đều cho rằng việc nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV, HS và cha mẹ HS về mục đích, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG là rất cấp thiết và có thể thực hiện được tốt trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, biện pháp 5 có mức độ cấp thiết được đánh giá ở vị trí thứ hai nhưng lại có thứ bậc về tính khả thi ở vị trí thứ ba. Điều này thể hiện rằng việc chỉ đạo thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng để GV và HS có động lực phấn đấu hết mình trong hoạt động bồi dưỡng HSG là rất cấp thiết, nhưng để thực hiện được đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực, cố gắng.

Mối liên quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất được biểu thị rõ nét qua biểu đồ sau:

2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 3 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Tính cấp thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng

Tiểu kết chương 3

Trong Chương 3, tác giả đã đề cập đến các nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ. Các nguyên tắc đó là: Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.

Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ. Kết quả trưng cầu ý kiến các CBQL, GV cho thấy: Cả 6 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ trong bối cảnh hiện nay đều cấp thiết và khả thi. Các biện pháp được đề xuất đều có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau. Do đó, cần phải áp dụng các biện pháp đã đề xuất một cách đồng bộ và có tính hệ thống. Có như vậy, chất lượng của hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ mới được nâng cao hơn nữa, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)