Biện pháp 5 Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng để GV và

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 95 - 98)

có động lực phấn đấu hết mình trong hoạt động bồi dưỡng HSG

3.2.5.1. Mục đích

Xây dựng và thực hiện công tác TĐKT đảm bảo công bằng, khách quan, chính xác, thỏa đáng và kịp thời nhằm tạo động lực cho GV và HS phấn

đấu hết mình trong hoạt động bồi dưỡng HSG. Kết hợp hài hòa giữa việc động viên tinh thần, biểu dương, vinh danh với khen thưởng bằng vật chất. Xây dựng tiêu chí cụ thể, chi tiết để sử dụng kết quả bồi dưỡng HSG một cách hiệu quả.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

- Đưa kết quả bồi dưỡng HSG thành một trong những tiêu chí để bình xét thi đua cá nhân, thi đua tổ chuyên môn, nâng lương trước thời hạn. Tiêu chí cần xác định rõ cách tính điểm thi đua cho từng loại giải của từng cuộc thi.

- Huy động sự hỗ trợ của CMHS để xây dựng quỹ TĐKT nhằm đảm bảo mức thưởng phù hợp với mỗi loại giải đạt được trong các kỳ thi chọn HSG và các cuộc thi văn hóa khác. Công bố mức thưởng cho thành tích trong hoạt động bồi dưỡng HSG ngay từ đầu năm học để GV và HS có hướng phấn đấu.

- Kết hợp nhiều hình thức để động viên, khích lệ đội ngũ GV nỗ lực cố gắng vươn lên. CBQL cần thực hiện nhiều cách thức động viên, khích lệ từ cái vỗ vai thân mật kèm theo lời khen đúng lúc, đúng chỗ, từ ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ đến việc biểu dương trước tập thể tổ chuyên môn, trong họp cơ quan, trước toàn trường, trước phụ huynh HS và cả khi có mặt các lãnh đạo cấp trên. Chú trọng thỏa mãn các nhu cầu bậc cao của GV: Nhu cầu về sự thừa nhận như một thành viên; nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được tự thể hiện (theo thuyết thứ bậc nhu cầu của A. Maslow).

- Tổ chức trao thưởng cho HS đạt giải và GV có HS đạt giải trong các cuộc thi một cách kịp thời, trang trọng.

3.2.5.3. Cách thức tiến hành

- Xây dựng các tiêu chí TĐKT, tiêu chí xét nâng lương trước thời hạn một cách dân chủ. Trong đó, cần đưa ra các chỉ số điểm cho từng lĩnh vực trong đó có kết quả hoạt động bồi dưỡng HSG. Đối với hoạt động này cần tính điểm cho từng loại giải mà tổ chuyên môn đạt được, sau đó xếp thứ tự từ

cao xuống thấp đối với các tổ chuyên môn. Tương ứng với mỗi thứ bậc là điểm thi đua tương ứng từ cao xuống thấp. Như vậy, việc tính điểm thi đua sẽ được lượng hóa một cách chính xác, công bằng và khách quan.

- Ban hành quy định về mức thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Trong đó, cần quy định rõ mức thưởng cho GV, HS đối với từng loại giải mà HS đạt được trong các kỳ thi chọn HSG, thi KHKT, thi sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn, thi trên mạng … . Hiệu trưởng cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra mức thưởng phù hợp sao cho không vượt quá khả năng chi trả của các nguồn quỹ nhưng cũng đồng thời đáp ứng được một phần nhu cầu của GV, HS.

- Theo lý thuyết kỳ vọng về động cơ của Porter-Lawler, khi con người hiểu rõ (trị lượng) sẽ được thỏa mãn những gì thì họ sẽ có động cơ, nỗ lực gấp đôi để đạt được mục tiêu. Chính vì vậy, Hiệu trưởng cần cho GV, HS thấy rõ ràng những gì mà họ sẽ đạt được đối với từng mức độ của sự thành công trong hoạt động bồi dưỡng HSG bằng cách quán triệt cụ thể, chi tiết về các quy định trong TĐKT, nâng lương trước thời hạn, trong quy định xếp lớp chọn, trong việc phân công nhiệm vụ giảng dạy, chủ nhiệm lớp.

- Chỉ đạo các bộ phận chức năng như cán bộ phụ trách công tác TĐKT, cán bộ phụ trách hoạt động bồi dưỡng HSG, Văn phòng nhà trường phối hợp chặt chẽ để kịp thời tổ chức trao thưởng cho HS đạt giải, GV có HS đạt giải trong các cuộc thi một cách trang trọng. Trong buổi lễ trao thưởng, cần có báo cáo cụ thể, chi tiết về hoạt động bồi dưỡng HSG hay việc tổ chức tham gia các cuộc thi văn hóa khác. Trong đó, cần nêu cụ thể tên và thành tích của các cá nhân, tập thể, đưa ra nhận định, đánh giá chính xác, so sánh với các đơn vị khác, so sánh với các năm học trước đó. Sau đó, cần đưa thông tin và hình ảnh về GV, HS có thành tích lên Website của trường và công bố rộng rãi đến CBQL, GV, HS và CMHS, các cấp lãnh đạo, các tổ chức chính trị, xã hội ngoài nhà trường.

- Tổ chức thực hiện, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định về TĐKT đã được ban hành từ đầu năm. Đặc biệt chú trọng về độ chính xác trong tính điểm thi đua cuối năm. Để làm được điều đó, Hiệu trưởng cần chỉ đạo thường trực TĐKT tính điểm thi đua cho tất cả các tổ và các tổ chuyên môn tự tính điểm thi đua cho tổ mình. Sau khi đối khớp, kiểm dò và thông báo rộng rãi để GV xem xét, cho ý kiến mới sử dụng chính thức trong bình xét thi đua cuối năm.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt biện pháp này, Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng và các CBQL cấp tổ, lãnh đạo các đoàn thể cần có tiếng nói chung trong việc nhận định về thành tích của GV, HS trong hoạt động bồi dưỡng HSG để việc biểu dương, khen thưởng được thực hiện thống nhất, đồng bộ.

Nhà trường phải có được sự đồng thuận của CMHS để họ hỗ trợ thêm nguồn lực tài chính cho công tác TĐKT, đồng thời động viên khích lệ HS cố gắng vươn lên.

Sự phối hợp giữa các bộ phận cần được tăng cường để công tác TĐKT được thực hiện chính xác và kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)