Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 35 - 38)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.4. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT

Để hoạt động bồi dưỡng HSG đạt được hiệu quả cao nhất, công tác phát hiện, tuyển chọn HSG cần được thực hiện kịp thời, chính xác. Muốn làm được điều đó, mỗi GV cần nắm rõ một số đặc điểm cơ bản của HSG. Từ đó, trong quá trình giảng dạy và giáo dục, GV có thể xác định được HS nào là

“HSG tiềm năng” để có hướng thử thách, định hướng thích hợp cho HS bộc lộ hết năng lực, sở trường của mình.

Công tác phát hiện, tuyển chọn HSG có thể được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Căn cứ vào điểm và kết quả của năm học trước. Tất nhiên điểm số không phải là cơ sở và căn cứ chủ yếu, càng không phải là điều kiện quyết định để lựa chọn HSG, nhưng nó vẫn là kết quả trực quan ban đầu để đánh giá và đưa các em vào danh sách những “HSG tiềm năng”.

Bước 2: Xem xét kết quả của quá trình học tập, rèn luyện ở nhà trường.

Đây là cơ sở thực tiễn có độ chính xác cao vì qua quá trình học tập và rèn luyện ở trường, các em được bộc lộ và thể hiện đầy đủ những phẩm chất, năng lực của mình.

Bước 3: Phát hiện HSG thông qua các câu hỏi, nhiệm vụ đòi hỏi tư duy bậc cao trong quá trình giảng dạy. Đồng thời, GV có thể trực tiếp trao đổi đối với từng cá nhân HS. Qua thực tế, cách này mang lại hiệu quả khá cao bởi vì người dạy sẽ phát hiện được những học trò có tư duy độc lập, sáng tạo, có năng lực nhận thức tốt và đam mê bộ môn của mình bởi trong quá trình học tập và giảng dạy giữa thầy và trò bao giờ cũng có sự đồng cảm với nhau.

Bước 4: Kiểm tra đánh giá nhiều lần, bằng nhiều hình thức. Bước này được coi là bước cuối cùng trong khâu tuyển chọn.

Việc kiểm tra, đánh giá có thể thông qua tổ chức Kỳ thi chọn HSG cấp trường. Sau đó, trong quá trình bồi dưỡng đội dự tuyển, GV cần nhiều lần tổ chức kiểm tra nhằm tuyển chọn chính xác các HS có năng lực tư duy, có kỹ năng thực hành và có kiến thức bộ môn tốt nhất vào đội tuyển chính thức của từng bộ môn. Hình thức kiểm tra, đánh giá phải đa dạng từ việc phỏng vấn, vấn đáp, kiểm tra việc làm bài, chuẩn bị bài ở nhà đến việc tổ chức kiểm tra viết kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận, việc giao các nhiệm vụ và dự án theo nhóm …

1.4.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

Kế hoạch hóa là chức năng quan trọng nhất của quản lý. Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu của tổ chức và tìm ra con đường đạt tới mục tiêu đó.

Chức năng kế hoạch hóa có 3 nội dung chủ yếu là: Xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức; Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu đã đề ra; Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu.

Peter Drucker, tác giả cuốn “Quản lý cho tương lai – thập kỷ 90 và xa hơn nữa” đã đề xuất hai tiêu chuẩn về tính hiệu nghiệm và tính hiệu quả (effectiveness and efficiency), tức là cần “làm việc đúng” (do right things) và

“làm đúng việc” (do things right). Hai tiêu chuẩn đó luôn song hành cùng hai khía cạnh của kế hoạch hóa là: Xác định những mục tiêu “đúng” và chọn lựa những biện pháp “đúng” để đạt được các mục tiêu đã xác định. Có thể nói, hai khía cạnh này có ý nghĩa sống còn đối với quá trình quản lý. Điều này giúp ta đi đến kết luận kế hoạch hóa là chức năng quan trọng nhất của quản lý. [7]

Căn cứ vào thời gian, kế hoạch được chia thành 3 loại: Kế hoạch dài hạn hay kế hoạch chiến lược (đối với các cơ sở giáo dục thường là 5 năm, định hướng đến 10 năm); Kế hoạch trung hạn hay kế hoạch chiến thuật; Kế hoạch ngắn hạn hay kế hoạch tác nghiệp.

Hoạt động kế hoạch hóa có thể hiểu là xác định câu trả lời cho các câu hỏi: Chúng ta đang ở đâu? Chúng ta sẽ đi đến đâu? Làm thế nào để đi đến đó?

Làm thế nào để biết được là đã đến đó?

Kế hoạch bồi dưỡng HSG ở trường THPT được xây dựng cho từng năm học. Trong đó, có kế hoạch của trường, kế hoạch của tổ chuyên môn và kế hoạch thực hiện bồi dưỡng HSG của GV. Tuy nhiên, HSG cần được quan tâm bồi dưỡng trong suốt quá trình học tập tại trường nên kế hoạch hằng năm phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển, bổ sung từ kế hoạch của năm trước. Các chủ trương lớn về bồi dưỡng HSG cần được Hiệu trưởng đưa ra trong kế hoạch chiến lược, ví như việc học tập kinh nghiệm các trường ngoại tỉnh trong thời gian hè, việc tổ chức mời chuyên gia bồi dưỡng, tập huấn cho GV, cho HS …

1.4.3. Tổ chức thực hiện

Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hóa những ý tưởng trong kế hoạch thành hiện thực. Một tổ chức lành mạnh sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự chuyển hóa như vậy.

Tổ chức chính là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức.

1.4.4. Chỉ đạo

Đây là chức năng đặc thù của người quản lý, nó biểu hiện rất rõ nét năng lực của người quản lý. Đó là sự điều hành, điều chỉnh hoạt động của hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra để đạt được mục tiêu đã định. Nó đòi hỏi người quản lý phải luôn theo sát các hoạt động, các trạng thái vận hành của hệ thống và đề ra được những biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời sao cho hệ thống vận hành không làm thay đổi mục tiêu đã định của hệ thống. Khái niệm lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác, động viên họ hoàn thành nhiệm vụ. Việc lãnh đạo không phải

chỉ bắt đầu sau việc lập kế hoạch và thiết kế tổ chức đã hoàn tất, mà nó thấm vào, có ảnh hưởng quyết định tới hai chức năng kia.

Cần phân biệt giữa quản lý và lãnh đạo: Quản lý chủ yếu là làm cho tổ chức ổn định theo các quy định đã ban hành. Trong khi đó, lãnh đạo là làm cho tổ chức phát triển bằng cách tạo ra tầm nhìn, sứ mạng cho tổ chức, động viên, khích lệ thuộc cấp hướng tới mục tiêu tốt đẹp trong tương lai.

1.4.5. Kiểm tra, đánh giá

Có thể nói, không có kiểm tra, đánh giá coi như không có quản lý.

Thông qua chức năng kiểm tra, nhà quản lý theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Chức năng này giúp cho người quản lý thu thập được những thông tin ngược từ khách thể quản lý trong quá trình vận hành của hệ thống. Nhờ đó mà nhà quản lý đánh giá được trạng thái của hệ thống ra sao so với kế hoạch đã đề ra và như vậy sẽ đánh giá được kế hoạch khả thi đến mức độ nào? Nguyên nhân của sự thành công, thất bại? Cần điều chỉnh, bổ sung những gì vào nội dung kế hoạch để đạt được mục tiêu? Và cũng nhờ có chức năng này mà người quản lý rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm để thực hiện các quá trình quản lý tiếp theo được hiệu quả hơn nữa.

Điều cần chú ý đối với người quản lý là bốn chức năng của quản lý có quan hệ chặt chẽ với nhau, được thực hiện liên tiếp, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành chu trình quản lý. Trong chu trình này, yếu tố thông tin luôn có mặt ở tất cả các giai đoạn, nó vừa là điều kiện vừa là phương tiện không thể thiếu khi thực hiện các chức năng quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)