Bồi dưỡng HSG ở trường THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 29 - 32)

1.3.1.1. Mục đích bồi dưỡng HSG

Trong bức thư gửi các em học sinh nhân dịp ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:

“Ngày nay, các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên

những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.”

Cũng trong năm 1945, khi viết về nền giáo dục mới, đồng chí Võ Nguyên

Giáp đã viết: “Việc giảng dạy hết sức thiết thực sẽ đặc biệt chú trọng đến sự rèn luyện đức tính cần thiết trong cuộc đời đoàn thể rộng rãi và năng lực về kỹ thuật cần lao của con người.” [10, tr. 59]

Một trong những quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám BCH trung

ương khóa XI là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.” [28, tr.3]

Như vậy, hoạt động bồi dưỡng HSG nói chung, hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT nói riêng phải có mục đích chính là phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của học sinh.

1.3.1.2. Nội dung bồi dưỡng HSG

Như đã trình bày ở trên, HSG là những HS có sự kết hợp hài hòa giữa “đức” và “tài”. Chính vì vậy, nội dung bồi dưỡng HSG phải bao gồm 2 lĩnh vực sau đây:

- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho HS: Đây là nội dung mà nhà trường xây dựng, tổ chức thực hiện chung cho tất cả HS trong trường, trong lớp. Nhà trường cần tăng cường giáo dục pháp luật thông qua nội dung các môn học như môn giáo dục công dân, các buổi tuyên truyền về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, HIV-AIDS … . Bên cạnh đó, cần tăng cường giáo dục truyền thống, giáo dục lý tưởng, kỹ năng sống, giá trị sống thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động xã hội, từ thiện, các hoạt động đoàn-hội.

- Nội dung chương trình bồi dưỡng HSG của từng bộ môn: Trước hết, nội dung bồi dưỡng HSG phải nằm trong chính nội dung, chương trình môn học, trong đó chủ yếu là kiến thức tương ứng với tư duy bậc cao như phân tích, tổng hợp, đánh giá. Bên cạnh đó, đối với nội dung bồi dưỡng từng đội

tuyển HSG, nhà trường cần xây dựng một chương trình cụ thể cho từng bộ môn, đảm bảo thống nhất với sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với đặc điểm riêng của nhà trường.

1.3.1.3. Hình thức bồi dưỡng HSG

Để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS THPT, nhà trường cần tổ chức các hình thức bồi dưỡng HSG đa dạng, phong phú để HS có nhiều cơ hội thực hành, vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn. Các hình thức bồi dưỡng HSG được chia thành các hình thức chủ yếu sau đây:

- Tổ chức bồi dưỡng HSG trên lớp học chính khóa: Kiến thức, kỹ năng mà HS đạt được trong các tiết học chính khóa là nền tảng cơ bản nhất để tiếp tục được bồi dưỡng, phát triển và nâng cao trong các hình thức khác.

- Bồi dưỡng theo đội tuyển: HS có cùng sở thích, có năng lực nhận thức tốt về một bộ môn nào đó được lựa chọn đưa vào một đội tuyển HSG của một môn học nếu đáp ứng được các yêu cầu. Trong một đội tuyển, GV có thể đặt ra các yêu cầu cao hơn đối với HS, tạo cơ hội cho HS phát huy hết khả năng của mình.

- Các hình thức bồi dưỡng bổ trợ: Các hình thức này bao gồm các hoạt động của các loại hình Câu lạc bộ môn học, hoạt động tham gia các cuộc thi như thi tiếng Anh trên mạng, thi giải Toán qua Internet, thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, thi KHKT dành cho HS trung học, tổ chức các cuộc thi theo format của các cuộc thi như “Rung chuông vàng”, “Đường lên đỉnh Olympia” … . Bên cạnh đó, đối với những HS có khả năng nhận thức vượt trội đặc biệt, nhà trường có thể tổ chức bồi dưỡng riêng với những nội dung và thời gian khác biệt với những HS khác.

1.3.1.4. Phương pháp bồi dưỡng HSG

Với quan điểm dạy học phân hóa, GV cần phân loại đối tượng HS của từng lớp để có phương pháp giảng dạy phù hợp với từng nhóm đối tượng, thậm chí từng HS ngay trong các tiết học chính khóa. Trong các tiết học chính

khóa, GV cần sử dụng các câu hỏi tư duy bậc cao đòi hỏi HS phải phân tích, tổng hợp, đánh giá để bồi dưỡng HSG.

Bên cạnh đó, GV cần sử dụng một số phương pháp dạy học trong bồi dưỡng HSG cụ thể sau đây:

- Thiết kế các bài tập, nhiệm vụ chuyên biệt cho từng nhóm HS, thậm chí từng HS để các em phát huy khả năng độc lập, sáng tạo của bản thân.

- GV cần sử dụng kiểm tra, đánh giá như một công cụ dạy học nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của HS. Kế hoạch kiểm tra đánh giá cần được xây dựng chi tiết, cụ thể đến từng lớp, từng môn. Đề kiểm tra cần được xây dựng theo ma trận, trong đó chú trọng các dạng câu hỏi mở, các dạng câu hỏi đòi hỏi HS vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.

- Do HSG là những HS có năng lực nhận thức tốt, GV cần sử dụng phương pháp dạy học theo hình thức thực hành dạy. Điều đó có nghĩa là, HSG được trao cơ hội giúp đỡ những HS khác nắm vững các kiến thức khó mà các em này chưa hiểu rõ, các kỹ năng mà các em chưa thành thạo.

- Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học theo dự án: Phương pháp này rất phù hợp đối với HSG trong việc tổng hợp nội dung các chuyên đề, sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn, trong việc tham gia cuộc thi KHKT, trong ôn tập chương …

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)