2.2.2.1. Quy mô lớp, học sinh
Trong nhiều năm, Trường THPT TP Điện Biên Phủ là một trong những trường THPT có quy mô về số lớp, số học sinh lớn nhất tỉnh Điện Biên. Trường được ưu tiên tuyển sinh trên địa bàn toàn tỉnh nên địa bàn cư trú của học sinh rộng, đối tượng học sinh đa dạng về thành phần gia đình, về dân tộc.
Số liệu thống kê về quy mô số lớp, số học sinh của trường trong 5 năm học gần đây cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Thống kê số lớp, số học sinh Năm học
Khối 10 Khối 11 Khối 12 Toàn trường Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh 2009-2010 14 473 12 428 11 427 37 1328 2010-2011 15 532 10 375 11 397 36 1304 2011-2012 13 435 14 460 10 367 37 1262 2012-2013 12 364 12 411 13 439 37 1214 2013-2014 13 423 12 338 12 392 37 1153
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2009-2010 đến 2013-2014 của Trường THPT TP Điện Biên Phủ)
Nhận xét: Trong 5 năm học gần đây, quy mô số lớp, số HS của nhà trường tương đối ổn định. Sĩ số các khối lớp có thay đổi theo từng năm, nhưng nhìn chung, tổng số HS toàn trường luôn được duy trì xấp xỉ 1200. Đây là điều kiện giúp nhà trường duy trì các hoạt động giáo dục, cách thức tổ chức, bố trí phân công lao động có tính ổn định tương đối theo năm học.
2.2.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
Hiện tại, tổng số CBQL, GV và NV của trường là 94. Trong đó: Cán bộ quản lý: 04; Giáo viên: 81; Phục vụ giảng dạy: 03; Nhân viên hành chính: 06.
Về trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL và GV: Tiến sỹ: 01; Thạc sỹ: 08; Đại học: 76; Cao đẳng: 0.
Về trình độ chuyên môn: 26/81 giáo viên giỏi cấp tỉnh (chiếm 32,1%); 40/81 giáo viên giỏi cấp trường (chiếm 49,4%); xếp loại Khá: 14/81 (chiếm 17,3%); xếp loại TB: 01/81, chiếm 1,2%; xếp loại yếu: 0.
Đánh giá về đội ngũ CBQL và GV của nhà trường cụ thể như sau: CBQL của trường có lập trường chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sáng. Đội ngũ CBQL giáo dục của nhà trường đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo; tuy nhiên, khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý còn một vài hạn chế. Một số CBQL cấp tổ còn có trình độ và năng lực quản lý thiếu tính chuyên nghiệp, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng, hiệu quả công tác còn hạn chế.
Đội ngũ nhà giáo hầu hết là những nhân cách mẫu mực, tận tụy với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo và quyết tâm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Nhà trường có 100% nhà giáo có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó trên chuẩn là 8/81, đạt 9,9%; 7/81 đang theo học cao học. Trường THPT TP Điện Biên Phủ là đơn vị có tỷ lệ GV dạy giỏi cấp tỉnh cao nhất trong số các trường THPT trong toàn tỉnh. Đội ngũ GV đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu. Đa số GV sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học hiện đại, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin. Nhiều GV có kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác chủ nhiệm, được ngành tin tưởng giao nhiều nhiệm vụ chuyên môn như làm cốt cán trong công tác bồi dưỡng GV cấp THCS, THPT; ra đề, chấm thi …
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ nhà giáo chưa thực sự năng động, sáng tạo, trình độ tin học và ngoại ngữ chưa tốt. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhà giáo gặp khó khăn trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy tích cực, hạn chế khả năng nghiên cứu khoa học.
2.2.2.3. Cơ sở vật chất của nhà trường
Trong những năm học gần đây, Trường THPT TP Điện Biên Phủ được Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên quan tâm, đầu tư lớn về cơ sở vật chất, trang thiết
bị dạy học, đáp ứng các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Hiện tại, nhà trường có 37 phòng học văn hóa, 06 phòng học bộ môn, 01 nhà đa năng, khu nhà làm việc của Ban Giám hiệu và các tổ chuyên môn. Nhìn chung, cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục.
Trang thiết bị dạy học được trang bị tương đối đầy đủ, đáp ứng tốt việc đổi mới phương pháp dạy học. Trường hiện có 3 phòng tin học với 75 máy tính nối mạng internet, 20 máy tính phục vụ công tác quản lý của Ban Giám hiệu và các tổ chuyên môn, phòng học ngoại ngữ với 40 cabin. Các phòng học chức năng đã phát huy tốt công năng, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Nhà trường có 100% phòng học được lắp đặt hệ thống máy chiếu projector cố định. Đây là điều kiện giúp giáo viên thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
2.2.2.4. Chất lượng giáo dục
Trong nhiều năm học gần đây, Trường THPT TP Điện Biên Phủ đã kiên trì áp dụng các giải pháp để giảm tỷ lệ HS yếu kém và HS bỏ học, tăng tỷ lệ HS khá, giỏi như: Thực hiện dạy học phân hóa, sát đối tượng; Tập trung phụ đạo cho các lớp cuối có nhiều HS yếu, kém; Quan tâm, động viên khích lệ HS vượt qua khó khăn, tích cực học tập; Chú trọng công tác bồi dưỡng HSG, đầu tư GV có năng lực chuyên môn tốt cho các lớp đầu nhằm nâng cao tỷ lệ HS khá, giỏi.
Đội ngũ GV của nhà trường đã tham gia tích cực vào các cuộc thi chuyên môn do ngành tổ chức. Năm học 2013-2014, nhà trường đã đạt giải Nhì toàn đoàn trong cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học cấp tỉnh; đạt 1 giải khuyến khích trong cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp cấp quốc gia; đã đạt 5 giải nhì, 1 giải ba và 3 giải khuyến khích trong cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử e-learning.
Học sinh của nhà trường đã đạt 1 giải nhì, 2 giải ba và 1 giải khuyến khích trong cuộc thi sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống
thực tiễn cấp tỉnh và 1 giải khuyến khích cấp quốc gia; 1 giải nhì trong cuộc thi giải toán qua internet cấp tỉnh.
Thống kê kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm 5 năm học gần đây được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.2. Thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực Năm học Số lớp Số học sinh Tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm (%) Tỷ lệ xếp loại học lực (%) Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém 2009- 2010 37 1328 41,8 45,8 10,2 2,2 0,1 17,2 64,2 15,7 2,8 2010- 2011 36 1304 72,0 31,1 9,4 0,7 3,5 35,0 57,0 3,1 1,4 2011- 2012 37 1262 60,2 30,3 8,3 1,2 5,6 40,1 49,3 4,1 0,9 2012- 2013 37 1214 66,4 26,8 5,0 1,8 8,4 40,5 46,6 4,3 0,2 2013- 2014 37 1153 72,9 21,3 4,4 1,3 8,7 42,7 43,3 3,5 0,8
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2009-2010 đến 2013-2014 của Trường THPT TP Điện Biên Phủ)
Nhận xét: Trong các năm học gần đây, tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm khá, tốt của nhà trường luôn được duy trì tương đối ổn định và có xu hướng tăng dần, đạt trên 90%. Tỷ lệ HS xếp loại học lực khá, giỏi chiếm xấp xỉ 50% và có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Tỷ lệ HS xếp loại học lực yếu, kém chiếm dưới 5%, đáp ứng tiêu chí về chất lượng giáo dục của trường chuẩn quốc gia.
2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT thành phố Điện Biên Phủ
2.3.1. Hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ
Để đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ, tác giả luận văn đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu như Quy
chế bồi dưỡng HSG của trường, các kế hoạch, các báo cáo sơ kết, tổng kết, các quyết định khen thưởng HS đạt giải và GV có HS đạt giải. Đồng thời, tác giả đã tiến hành khảo sát, kết hợp với phỏng vấn trực tiếp CBQL, GV, HS và CMHS về hoạt động bồi dưỡng HSG và các vấn đề có liên quan.
Tác giả đã thiết kế công cụ nghiên cứu gồm 4 loại phiếu trưng cầu ý kiến cụ thể như sau:
Mẫu số 1 dành cho HS (phát ra 150 phiếu, thu về 120 phiếu). Mẫu số 2 dành cho GV (phát ra 50 phiếu, thu về 50 phiếu). Mẫu số 3 dành cho CBQL (phát ra 15 phiếu, thu về 15 phiếu). Mẫu số 4 dành cho CMHS (phát ra 150 phiếu, thu về 115 phiếu).
Khảo sát về thực trạng hoạt động bồi dưỡng HSG ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ, tác giả có nêu trong các phiếu điều tra một số câu hỏi có 4 cấp độ lựa chọn và được tính điểm cụ thể như sau:
- Về mức độ cần thiết: Rất cần thiết là 3 điểm, cần thiết là 2 điểm, ít cần thiết là 1 điểm và không cần thiết là 0 điểm.
- Về mức độ thường xuyên: Thường xuyên là 3 điểm, thỉnh thoảng là 2 điểm, rất ít khi là 1 điểm và không bao giờ là 0 điểm.
- Về chất lượng thực hiện công việc: Rất tốt là 3 điểm, tốt là 2 điểm, bình thường là 1 điểm và không tốt là 0 điểm.
Trong quá trình xử lí số liệu thu thập được, tác giả đã sử dụng 3 đại lượng là điểm trung bình, thứ bậc và tỷ lệ phần trăm.
- Điểm trung bình của một nội dung là trung bình cộng của tất cả các điểm cho nội dung này của những phiếu điều tra thu về được. Điểm trung bình càng cao thì nội dung càng được thực hiện thường xuyên, càng tốt hoặc càng cần thiết hơn. Điểm trung bình được tính theo công thức:
X =
n Ki
Xi Trong đó: X: Điểm trung bình.
Ki: Số người cho điểm ở mức độ i. n: Số người tham gia đánh giá.
- Thứ bậc: Thứ tự xếp hạng về điểm trung bình cho các nội dung về cùng một vấn đề. Thứ bậc cho ta thấy mức độ thực hiện của đối tượng được khảo sát tốt hay không tốt.
- Tỷ lệ phần trăm giữa số người đồng ý với phương án trả lời nhất định nào đó so với tổng số người tham gia trả lời. Tỷ lệ phần trăm tính theo công thức: Xi% = (Ki /n) x 100%
Trong đó: Ki: Số người lựa chọn phương án i. n: Số người tham gia đánh giá.
2.3.1.1. Nội dung bồi dưỡng HSG
Thông qua nghiên cứu các kế hoạch tác nghiệp, báo cáo tổng kết của nhà trường, tác giả nhận thấy nội dung giáo dục pháp luật, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho HS được nhà trường tổ chức tốt. Hằng năm, nhà trường tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, HIV-AIDS. Các nội dung của môn giáo dục công dân được thực hiện đầy đủ, đạt được kết quả cao. Nhà trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động xã hội, từ thiện đa dạng với nội dung và hình thức phong phú. Qua đó, đã giáo dục được cho HS những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tạo điều
kiện cho các em rèn luyện kỹ năng sống cần thiết.
Từ năm học 2010-2011 đến nay, các trường THPT trong tỉnh Điện Biên đã thực hiện công tác bồi dưỡng HSG theo một chương trình thống nhất chung. Chương trình này do các nhà giáo có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG các cấp xây dựng lên, sau đó đã được triển khai lấy ý kiến đóng góp của tất cả các nhà giáo đang công tác tại các nhà trường và được thống nhất trong trại bồi dưỡng GV hè năm 2010. Chương trình ôn thi HSG cấp cơ sở này bao gồm các chuyên đề trọng tâm, nâng cao trong chương trình của từng môn học, kết hợp với một số chuyên đề từ chương trình chuyên cùng cấp.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, tùy điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường, điều kiện của từng năm học mà mỗi GV cần chi tiết hóa chương trình chung do Sở GD&ĐT ban hành thành chương trình của mình. Đồng thời, GV cần kết hợp giữa lý thuyết, bài tập trong SGK với việc giao bài tập, nhiệm vụ về nhà, dự án theo nhóm và khuyến khích HS tự tìm thêm tài liệu tham khảo trên mạng Internet, sách tham khảo.
Qua việc điều tra bằng phiếu hỏi về việc học sinh thực hiện các nội dung bồi dưỡng với các mức: Thường xuyên là 3 điểm, thỉnh thoảng là 2 điểm, rất ít khi là 1 điểm và không bao giờ là 0 điểm, tác giả thu được kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát HS về việc thực hiện nội dung bồi dưỡng HSG
Stt Nội dung Số HS trả lời Số lượng HS lựa chọn theo từng mức độ Điểm trung bình Thứ bậc 3 2 1 0 1 Học lý thuyết trong SGK 120 10 102 8 0 2,02 3 2 Làm bài tập do thầy/cô giao về nhà 120 89 31 0 0 2,74 1 3 Đọc thêm sách tham khảo 120 35 58 27 0 2,07 2
4 Tự tìm tài liệu trên
Internet 120 18 47 36 19 1,53 4
5
Sưu tầm và làm các đề thi, đề kiểm tra từ các năm học trước, trường khác
120 0 21 16 83 0,48 5
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên, tác giả thấy rằng việc làm bài tập, nhiệm vụ do thầy/cô giáo giao cho HS về nhà là khá thường xuyên với điểm trung bình là 2,74 và vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng về mức độ thường xuyên. Bên cạnh đó, việc đọc thêm sách tham khảo và học lại lý thuyết trong
SGK cũng được HS thực hiện tương đối đều đặn. Ở hai nội dung này, điểm trung bình lần lượt là 2,07 và 2,02. Như vậy, phần lớn HS đã chú trọng tự ôn luyện lại lý thuyết, đọc thêm trong các sách tham khảo để có được hiểu biết sâu, rộng về các nội dung kiến thức đã học. Việc tự tìm bài tập, tài liệu trên nguồn tư liệu mở còn ít được HS quan tâm, một phần là do HS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn chưa được tiếp cận với Internet thường xuyên. Ở vị trí cuối cùng, với điểm trung bình chỉ là 0,48 là việc HS tự sưu tầm và làm các đề thi, đề kiểm tra từ các năm học trước và từ trường khác. Điều này cho thấy, HS còn chưa chủ động liên hệ để có được những kênh tham khảo khác nhau giúp các em định hình được bản thân đạt được ở mức độ nào so với các bạn trong địa bàn.
2.3.1.2. Cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng HSG
Để tìm hiểu về thực trạng CSVC phục vụ công tác bồi dưỡng HSG, tác giả đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 50 GV. GV được đề nghị đánh giá về chất lượng công việc với 4 mức độ: Rất tốt (3 điểm), tốt (2 điểm), bình thường (1 điểm) và không tốt (0 điểm). Kết quả thu được cụ thể như sau:
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát GV
về CSVC phục vụ hoạt động bồi dưỡng HSG
Stt Nội dung Số GV trả lời Số lượng GV lựa chọn theo từng mức độ Điểm trung bình Thứ bậc 3 2 1 0 1 CSVC lớp học 50 9 33 8 0 2,02 1
2 Nguồn tư liệu tham khảo
trong thư viện 50 0 0 12 38 0,24 5
3 Thiết bị dạy học hiện đại 50 0 21 29 0 1,42 3 4
Khả năng tiếp cận tư liệu tham khảo của giáo viên
50 5 31 14 0 1,82 2
5
Khả năng tiếp cận tư liệu tham khảo của học sinh
Nhận xét: CSVC lớp học được đánh giá là tốt với điểm trung bình là 2,02. Tiếp đó, khả năng tiếp cận các tài liệu tham khảo của GV là tương đối tốt với điểm trung bình là 1,82. Khả năng này được hiểu là sự dễ dàng mượn tài liệu của thư viện, tuy nhiên khả năng này đối với HS lại được đánh giá là không tốt với điểm trung bình chỉ là 0,36. Bên cạnh đó, thiết bị dạy học hiện