Công tác phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 72 - 75)

Để khảo sát về quản lý công tác phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường đối với hoạt động bồi dưỡng HSG, tác giả đã trưng cầu ý kiến của CBQL, GV và CMHS thông qua câu hỏi về sự đánh giá mức độ thực hiện một số nội dung trong công tác phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Các mức độ đánh giá như sau: Rất tốt (3 điểm), tốt (2 điểm), bình thường (1 điểm) và không tốt (0 điểm).

Kết quả thu được cụ thể như sau:

Về sự phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường: Bảng 2.14. Kết quả khảo sát CBQL, GV

về công tác phối hợp giữa các lực lượng trong trường Stt Nội dung

Số người trả lời

Số lượng người lựa chọn

theo từng mức độ Điểm trung bình Thứ bậc 3 2 1 0 1 Công tác phối hợp giữa GVCN, GVBM trong quản lý, giáo dục HS

65 8 34 23 0 1,77 2

2

Công tác phối hợp giữa chính quyền và đoàn thanh niên trong bố trí các hoạt động của GV và HS

65 16 37 12 0 2,06 1

3

Công tác phối hợp của Văn phòng với GV để phục vụ GV và HS trong hoạt động bồi dưỡng HSG

65 0 14 42 9 1,08 3

4

Công tác phối hợp giữa các tổ chuyên môn trong phát hiện, tuyển chọn HSG

65 0 13 35 17 0,94 4

Nhận xét: Theo đánh giá của CBQL và GV sự phối hợp giữa chính quyền và đoàn thanh niên trong việc tổ chức các hoạt động của GV và HS là tốt với điểm trung bình là 2,06 – xếp thứ nhất. Điều này giúp giảm thiểu sự chồng chéo trong các hoạt động, tránh gây quá tải cho GV và HS.

Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa GVCN và GVBM cũng được thực hiện tương đối tốt với 1,77 điểm – xếp thứ hai. Sự phối hợp chặt chẽ này sẽ giúp cho GVCN luôn có được thông tin kịp thời về quá trình và thành tích học tập của HS, các biểu hiện của HS trong các giờ học, các hoạt động do GVBM

phụ trách. Chính vì vậy, GVCN và GVBM quản lý HS tốt hơn và có điều kiện theo sát những biến đổi trong quá trình học tập, rèn luyện của các em.

Đánh giá của CBQL và GV về công tác phối hợp của Văn phòng nhà trường trong việc đảm bảo an ninh, an toàn, CSVC phục vụ hoạt động bồi dưỡng HSG chỉ ở mức bình thường với điểm trung bình là 1,08 – xếp thứ ba.

Với mức điểm trung bình thấp nhất là 0,94 là công tác phối hợp giữa các tổ chuyên môn. Điều này được thể hiện rất rõ khi có môn học lựa chọn được rất nhiều HS vào các đội tuyển, trong khi các môn học khác lại rất khó khăn khi lựa chọn đội tuyển của mình. Một điểm nữa là một số tổ chuyên môn tổ chức hoạt động của mình không tính đến các giai đoạn mà HS đang cần nhiều thời gian, sức lực cho công tác ôn thi HSG. Điều đó dẫn đến việc các em phải tham gia nhiều hoạt động một cách dàn trải cho nhiều môn học.

Về sự phối hợp giữa các lực lượng ngoài nhà trường: Bảng 2.15. Kết quả khảo sát CBQL, CMHS

về công tác phối hợp giữa các lực lượng ngoài nhà trường

Stt Nội dung

Số người trả lời

Số lượng người lựa chọn

theo từng mức độ Điểm trung bình Thứ bậc 3 2 1 0 1 Công tác phối hợp giữa GVCN và gia đình trong quản lý, giáo dục HS 130 42 80 8 0 2,26 2 2 Công tác phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ HS trong phổ biến các chủ trương, kế hoạch của trường 130 52 78 0 0 2,40 1 3 Công tác hỗ trợ của cha mẹ HS đầu tư nguồn lực tài chính cho bồi dưỡng HSG

Nhận xét: Công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong quản lý, giáo dục HS và trong việc tuyên truyền tìm sự đồng thuận về các chủ trương, kế hoạch của nhà trường được thực hiện tốt. Cả hai nội dung này đều được CBQL và CMHS đánh giá với mức điểm trung bình lần lượt là 2,26 và 2,40. Trong khi đó, sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh trong việc tạo nguồn lực tài chính cho hoạt động bồi dưỡng HSG còn được đánh giá dưới mức bình thường, với điểm trung bình chỉ là 0,77.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ trong bối cảnh hiện nay (Trang 72 - 75)