CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG
3.2 Nghiên cứu định lượng và kết quả
3.2.3 Đo lường các yếu tố nghiên cứu
Để đánh giá các yếu tố về nguồn nhân lực “thuộc môi trường bên ngoài” và “môi trường bên trong” có khả năng ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may, công việc trước tiên là xây dựng thang đo lường chúng. Dựa vào cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu định tính đã trình bày ở trên, phần này giới thiệu các thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực DN may Tiền Giang. Các thang đo được xây dựng dưới đây có dạng thang đo Likert 5 điểm.
3.2.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may
Nhóm các yếu tố về nguồn nhân lực thuộc bên ngoài doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như: Môi trường kinh tế Văn hóa xã hội; Chất lượng lao động cá nhân; Giáo dục đào tạo và pháp luật lao động; Chính sách hỗ trợ của Nhà nước về lao động.
Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp trên bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy 17 biến quan sát trên là phù hợp với hệ số tương quan biến - tổng hiệu chỉnh đều lớn hơn 0.3, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.867 (>0.7) và việc loại bỏ từng biến quan sát đều không làm tăng hệ số này lên (được nêu ở phụ lục 7, phần 7.1.1).
Bảng 3.3: Thang đo các yếu tố về nguồn nhân lực thuộc môi trường bên ngoài
STT Biến quan sát
1 Tình hình kinh tế xã hội Tiền Giang hiện nay được thể hiện tốt 2 Lực lượng lao động địa phương hiện nay rất dồi dào
3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
4 Ý thức chấp hành kỷ luật cá nhân người lao động thể hiện cao 5 Tâm lý, hành vi cá nhân người lao động thể hiện tốt khi làm việc 6 Thể lực người lao động đáp ứng yêu cầu công việc được giao
7 Trình độ chuyên môn người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc doanh nghiệp 8 Người lao động có đạo đức tác phong làm việc tốt
9 Hệ thống giáo dục đào tạo hiện nay được thể hiện tốt 10 Chính sách tài chính đáp ứng đủ cho nhu cầu đào tạo nhân lực 11 Khả năng cung ứng lao động được thể hiện tốt
12 Chính sách pháp luật về lao động hiện nay là phù hợp
13 Thị trường lao động đáp ứng kịp thời nhu cầu tuyển dụng doanh nghiệp.
14 Công tác giải quyết vấn đề nhà ở công nhân được chính quyền địa phương chú trọng cao.
15 Công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật lao động được thể hiện tốt
STT Biến quan sát
16 Chính sách nâng cao chất lượng đào tạo nghề hiện nay đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
17 Chính sách phát triển trình độ lành nghề (hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề tại chỗ) hiện nay là hợp lý
Nguồn: Kết quả xử lý và tổng hợp của tác giả
3.2.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may.
Nhóm các yếu tố về nguồn nhân lực thuộc bên trong doanh nghiệp, bao gồm:
Thu hút và tuyển dụng lao động; Đào tạo và phát triển; Phân tích và đánh giá kết quả công việc; Môi trường làm việc và quan hệ lao động; Lương thưởng và phúc lợi doanh nghiệp.
Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo các yếu tố thuộc môi trường bên trong trên bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy 27 biến quan sát trên là phù hợp với hệ số tương quan biến - tổng hiệu chỉnh lớn hơn 0.3, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0 .909 (>0.7) và việc loại bỏ từng biến quan sát đều không làm tăng hệ số này lên (được nêu ở phụ lục 7, phần 7.1.2).
Bảng 3.4: Thang đo các yếu tố về nguồn nhân lực thuộc môi trường bên trong
STT Biến quan sát
1 Hệ thống tuyển dụng của doanh nghiệp đảm bảo tính khoa học cao.
2 Tiêu chuẩn tuyển chọn nhân viên được xác định cụ thể rõ ràng và khách quan 3 Người được tuyển dụng có đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện công việc 4 Chính sách thu hút, bố trí sử dụng lao động của doanh nghiệp hiện nay là hợp lý 5 Doanh nghiệp Anh/chị đầu tư nhiều cho việc xác định nhu cầu đào tạo.
6 Chương trình đào tạo, phát triển lao động trong doanh nghiệp có chất lượng cao.
7 Người lao động được đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc 8 Người lao động có nhiều cơ hội thăng tiến tại doanh nghiệp may.
STT Biến quan sát 9 Chính sách đề bạt, thăng tiến của doanh nghiệp là công bằng 10 Các công việc đều được cập nhật trong bản mô tả công việc
11 Công việc của người lao động ở doanh nghiệp được xác định phạm vi, trách nhiệm rõ ràng 12 Công việc của người lao động có trách nhiệm và quyền hạn song hành với nhau
13 Người lao động hiểu rõ hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá kết quả công việc của doanh nghiệp 14 Hệ thống đánh giá công việc kích thích nhân viên nâng cao năng lực làm việc.
15 Kết quả đánh giá công việc là công bằng khách quan 16 Điều kiện và thời gian làm việc an toàn, thoải mái
17 Trình độ công nghệ (máy móc, thiết bị) doanh nghiệp được trang bị hiện đại
18 Tổ chức công đoàn thật sự là người đại diện, bảo vệ lợi ích chính đáng cho người lao động 19 Đình công của người lao động trong doanh nghiệp may hiện nay diễn ra rất cao.
20 Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới thân thiện, đáng tin cậy 21 Nhân viên doanh nghiệp được đối xử công bằng
22 Trong doanh nghiệp có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các nhân viên với nhau.
23 Chính sách lương thưởng trả cho người lao động tương xứng với kết quả công việc.
24 Tiền lương thưởng trả cho người lao động tương xứng với kết quả kinh doanh của DN.
25 Chế độ lương thưởng kích thích sự nỗ lực của nhân viên
26 Chế độ đãi ngộ cho người lao động hiện nay ở doanh nghiệp rất đa dạng, hấp dẫn.
27 Chế độ phúc lợi rõ ràng, công khai minh bạch cho người lao động Nguồn: Kết quả xử lý và tổng hợp của tác giả
3.2.3.3 Phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may
Như đã trình bày ở phần cơ sở lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp đồng thời qua kết quả nghiên cứu định tính, thang đo phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may được đo lường bằng 4 biến quan sát được nêu ở bảng 3.5.
Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may trên
bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy các biến quan sát trên là phù hợp với hệ số tương quan biến - tổng hiệu chỉnh lớn hơn 0.3, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là . 730 (>.7) và việc loại bỏ từng biến quan sát đều không làm tăng hệ số này lên (xem phụ lục 7, phần 7.1.3).
Bảng 3.5: Thang đo phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp
1 Phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy việc học tập có tính tổ chức góp phần nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp
2 Phát triển nguồn nhân lực làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực về mặt trí lực, thể lực và đạo đức tác phong công nghiệp
3 Doanh nghiệp có nguồn nhân lực đủ năng lực để thực hiện những mục tiêu phát triển của DN 4 Nhìn chung phát triển nguồn nhân lực đã đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
Nguồn: Kết quả xử lý và tổng hợp của tác giả
Để đo lường các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài và môi trường bên trong ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp trên. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và sau đó được kiểm định độ tin cậy thang đo của từng yếu tố được trích rút từ EFA thông qua công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.