CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG
4.1 Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang
4.1.3 Thực trạng về giáo dục đào tạo và pháp luật lao động Tiền Giang
4.1.3.3 Khả năng cung ứng lao động của các cơ sở đào tạo
Hiện tại, các doanh nghiệp may sử dụng khoảng 16,2% lao động công nghiệp nhưng chưa có trường, cơ sở đào tạo chuyên đào tạo nhân lực chuyên ngành may ở Tiền Giang. Công tác đào tạo lao động có chuyên môn cho ngành may thường được học tập trung chủ yếu ở TP HCM. Do không phải trường chuyên ngành nên số lượng tuyển sinh thấp dẫn tới các trường có tâm lý ngại đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo ngành may mặc. Vì vậy, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm, công cụ giảng dạy cũ, lạc hậu, thiếu, không đồng bộ. Phương pháp dạy và học còn lạc hậu, giảng viên ít được cập nhật với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý tại doanh nghiệp nên chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực may có trình độ cao, nhất là trình độ cao đẳng, đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng.
Đối với các doanh nghiệp may Tiền Giang, chính sách đào tạo nguồn nhân lực thông qua hình thức đào tạo tại chỗ là chính. Bởi vì khả năng cung cấp trình độ có tay nghề chưa được các ngành và cơ sở đào tạo quan tâm. Mục đích của doanh nghiệp là tuyển dụng lao động nghề cho đủ số lượng (chưa quan tâm đến chất lượng) sau đó tiến hành đào tạo lại nhằm để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình.
Qua kết quả điều tra 72 doanh nghiệp may (được nêu trong bảng 4.9) cho thấy, đối với trình độ lao động bậc nghề (đã có chứng chỉ nghề) khi được tuyển dụng làm
việc thì có 63 DN phải đào tạo lại chiếm tỷ lệ 87,5% để đáp ứng yêu cầu công việc được giao, chỉ có 9 doanh nghiệp không phải đào tạo lại chiếm tỷ lệ 12,5%.
Bảng 4.9: Kết quả điều tra đào tạo lại lao động doanh nghiệp
Đào tạo lại Số DN Tỷ trọng (%)
Có 63 87,5
Không 9 12,5
Tổng cộng 72 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Trong số 63 doanh nghiệp đào tạo lại được nêu trong bảng 4.10 cho thấy, chỉ có 4,2% doanh nghiệp đào tạo lại dưới 25% trong tổng số lao động được tuyển dụng mới, 22,2% doanh nghiệp đào tạo lại khoảng từ 25% đến dưới 50%, 31,9% doanh nghiệp đào tạo lại khoảng 50% đến dưới 75% và có trên 29,2% doanh nghiệp phải đào tạo lại trên 75% trong tổng số lao động nghề được tuyển dụng mới.
Bảng 4.10: Kết quả điều tra tỷ lệ đào tạo lại sau khi tuyển dụng
Tỷ lệ Số DN Tỷ trọng (%)
Dưới 25% 3 4,2
Từ 25% đến dưới 50% 16 22,2
Từ 50% đến dưới 75% 23 31,9
Trên 75% 21 29,2
Tổng cộng 63 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Theo kết quả điều tra 143 nhân viên (được nêu trong bảng 4.11) có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên (tổng số 208 nhân viên được khảo sát), có 11,2 % nhân viên trả lời công việc mà họ đang làm ít hoặc không phù hợp với nghề, lĩnh vực được đào tạo; 69,2% nhân viên trả lời kiến thức và kỹ năng mà họ được đào tạo chỉ đáp ứng một phần yêu cầu công việc họ đang làm; 19,6% nhân viên trả lời đáp ứng đầy đủ với yêu cầu công việc họ đang làm.
Bảng 4.11: Kiến thức và kỹ năng đào tạo đáp ứng yêu cầu công việc
Mức độ Số lao động Tỷ trọng (%)
Đáp ứng rất ít 16 11,2
Đáp ứng 1 phần 99 69,2
Đáp ứng đầy đủ 28 19,6
Tổng cộng 143 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Theo kết quả điều tra 115 nhân viên kiến thức và kỹ năng đáp ứng rất ít và một phần (được nêu trong bảng 4.12) cho thấy, nguyên nhân kiến thức và kỹ năng đáp ứng rất ít và 1 phần là do nội dung chương trình đào tạo chưa gắn kết với thực tiễn chiếm tỷ lệ cao nhất (tỷ lệ trả lời 70,4%), kế đến phương pháp giảng dạy mang tính chất lý thuyết nhiều (tỷ lệ trả lời 51,3%), Cơ sở vật chất và trang thiết bị thực hành lỗi thời (tỷ lệ trả lời 27,6%).
Bảng 4.12: Kết quả điều tra nguyên nhân kiến thức và kỹ năng đáp ứng
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Qua phân tích trên cho chúng ta có thể khẳng định rằng các cơ sở đào tạo của tỉnh Tiền Giang chưa đáp được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp may. Mức độ không phù hợp giữa kiến thức, kỹ năng đối với công việc đã chỉ ra sự bất cập và lãng phí trong đào tạo nguồn nhân lực cũng như sự cần thiết phải đào tạo lại nguồn nhân lực có kỹ năng nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
STT Nguyên nhân Số DN
trả lời
Số DN khảo sát
Tỷ lệ trả lời (%) 1 Nội dung chương trình đào tạo chưa gắn
kết với thực tiễn
81 115 70,4
2 Phương pháp giảng dạy mang tính chất lý thuyết nhiều
59 115 51,3
3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị thực hành lỗi thời
32 115 27,8
4 Trình độ chuyên môn của giáo viên 24 115 20,9
5 Thời gian đào tạo ngắn hạn 20 115 17,4
6 Lý do khác 8 115 7,0