CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG
3.2 Nghiên cứu định lượng và kết quả
3.2.7 Phân tích hồi quy bội
3.2.7.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may
Như vậy, với kết quả kiểm định 5 chỉ tiêu trên cho phép kết luận hiện tại chưa tìm thấy sự khác biệt về sự đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may theo giới tính, độ tuổi, chuyên môn, chức vụ và thâm niên công tác của đối tượng được khảo sát, phỏng vấn. Vì thế mô hình lý thuyết được kiểm định ở hình 3.3 là mô hình chính thức và duy nhất được sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang.
3.2.7.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may.
Khi nghiên cứu trong phần định lượng được dựa trên cơ sở lý thuyết của kết quả định tính là 9 yếu tố ảnh hưởng, sau khi phân tích thì kết quả định lượng cho thấy có 9 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển NNL doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang, cụ thể như sau:
Môi trường Kinh tế - văn hóa xã hội (X1)
Biến X1: Có hệ số 0.249, quan hệ cùng chiều với biến Y (Phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may). Khi các đại diện doanh nghiệp may (gọi tắt chuyên gia) đánh giá nhân tố “Môi trường kinh tế - văn hóa xã hội” tăng lên 1 điểm thì mức độ ảnh hưởng của nó đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may tăng thêm 0.249 điểm (Tương ứng với hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là 0.249).
Kết quả kiểm định cho thấy, kết quả nghiên cứu định lượng giống với kết quả kết quả nghiên cứu định tính là yếu tố Kinh tế - văn hóa xã hội ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang. Kết quả nghiên cứu này giống với kết quả nghiên cứu của Satow & Wang (1994); Shelagh Dillon & Demand Media;
Nguyễn Hữu Thân (2010); Vignesh Rajshekar; Chandrakumara và Sparrow (2004) được nêu ở bảng 2.4.
Chất lượng lao động cá nhân (X2)
Biến X2: Có hệ số 0.259, quan hệ cùng chiều với biến Y. Khi các chuyên gia đánh giá nhân tố “Chất lượng lao động cá nhân” tăng lên 1 điểm thì mức độ ảnh hưởng của nó đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may tăng thêm 0.259 điểm. Đây là yếu tố bên trong doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang.
Kết quả kiểm định cho thấy kết quả nghiên cứu định lượng tương tự như kết quả nghiên cứu định tính là yếu tố “Chất lượng lao động cá nhân” ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang.
Giáo dục đào tạo và pháp luật về lao động (X3)
Biến X3: Có hệ số 0.144, quan hệ cùng chiều với biến Y. Khi các chuyên gia đánh giá nhân tố “Giáo dục đào tạo và pháp luật về lao động” tăng lên 1 điểm thì mức độ ảnh hưởng của nó đến phát triển nguồn nhân lực DN may tăng thêm 0.144 điểm.
Kết quả kiểm định cho thấy, kết quả nghiên cứu định lượng giống với kết quả nghiên cứu định tính là yếu tố Giáo dục đào tạo và pháp luật về lao động ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang.
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước về lao động (X4)
Biến X4: Có hệ số 0.132, quan hệ cùng chiều với biến Y. Khi các chuyên gia đánh giá nhân tố “Chính sách hỗ trợ của Nhà nước về lao động” tăng lên 1 điểm thì mức độ ảnh hưởng của nó đến PTNNL doanh nghiệp may tăng thêm 0.132 điểm.
Kết quả kiểm định cho thấy kết quả nghiên cứu định lượng giống với kết quả nghiên cứu định tính là yếu tố “Chính sách hỗ trợ của Nhà nước về lao động” ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực DN may tỉnh Tiền Giang.
Tuyển dụng lao động (X5)
Biến X5: Có hệ số 0.470, quan hệ cùng chiều với biến Y. Khi các chuyên gia đánh giá nhân tố “Tuyển dụng lao động” tăng lên 1 điểm thì mức độ ảnh hưởng của nó đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may tăng thêm 0.470 điểm.
Kết quả kiểm định cho thấy kết quả nghiên cứu định lượng tương tự như kết quả nghiên cứu định tính là yếu tố “Tuyển dụng lao động” ảnh hưởng cao nhất đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang. Kết quả nghiên cứu này tương tự với các kết quả nghiên cứu được nêu ở bảng 2.4.
Đào tạo và phát triển nghề nghiệp (X6)
Biến X6: Có hệ số 0.370, quan hệ cùng chiều với biến Y. Khi các chuyên gia đánh giá nhân tố “Đào tạo và phát triển” tăng lên 1 điểm thì mức độ ảnh hưởng của nó đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may tăng thêm 0.370 điểm.
Kết quả kiểm định cho thấy kết quả nghiên cứu định lượng tương tự như kết quả nghiên cứu định tính là yếu tố “Đào tạo và phát triển” ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang.
Phân tích và đánh giá kết quả công việc (X7)
Biến X7: Có hệ số 0.163, quan hệ cùng chiều với biến Y. Khi các chuyên gia đánh giá nhân tố “Phân tích và đánh giá kết quả công việc” tăng lên 1 điểm thì mức độ ảnh hưởng của nó đến phát triển nguồn nhân lực DN nghiệp tăng thêm 0.163 điểm.
Kết quả kiểm định cho thấy kết quả nghiên cứu định lượng giống như kết quả nghiên cứu định tính là yếu tố “Phân tích và đánh giá kết quả công việc” ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang.
Môi trường làm việc và quan hệ lao động (X8)
Biến X8: Có hệ số 0.230, quan hệ cùng chiều với biến Y. Khi các chuyên gia đánh giá nhân tố “Môi trường làm việc và quan hệ lao động” tăng lên 1 điểm thì mức độ ảnh hưởng của nó đến phát triển nguồn nhân lực DN may tăng thêm 0.230 điểm.
Kết quả kiểm định cho thấy kết quả nghiên cứu định lượng giống như kết quả nghiên cứu định tính là yếu tố “Môi trường làm việc và quan hệ lao động” ảnh hưởng đến PTNNL doanh nghiệp may.
Lương thưởng và phúc lợi doanh nghiệp (X9)
Biến X9: Có hệ số 0.324, quan hệ cùng chiều với biến Y. Khi các chuyên gia đánh giá nhân tố “Môi trường làm việc và quan hệ lao động” tăng lên 1 điểm thì mức độ ảnh hưởng của nó đến phát triển nguồn nhân lực DN may tăng thêm 0.324 điểm.
Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy rằng yếu tố lương thưởng và phúc lợi ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp, Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy yếu tố này ảnh hưởng mạnh.
Tóm lại: Qua kết quả phân tích trên cho thấy, phát triển nguồn nhân lực DN may chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố bao gồm những yếu tố quan sát được và những yếu tố chưa quan sát được. Các yếu tố quan sát được chỉ ra được mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến đến PTNNL doanh nghiệp may, từ kết quả phân tích trên cũng đã chỉ ra 9 yếu tố ảnh hưởng đến PTNNL doanh nghiệp may Tiền Giang. Trong đó 9 yếu tố trên có 4 yếu tố bên trong và 5 nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã giới thiệu về phương pháp lấy mẫu, kết quả nghiên cứu định tính và định lượng. Kết quả của nghiên cứu định tính cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực các doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang có thể chia thành hai nhóm: (1) Nhóm các yếu tố về nguồn nhân lực thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp”, gồm có 17 biến quan sát quan trọng ảnh hưởng; (2) Nhóm các yếu tố về nguồn nhân lực thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp” gồm 27 biến quan sát quan trọng ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may.
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, nhóm các yếu về nguồn nhân lực thuộc môi trường bên ngoài DN được chia thành 4 yếu tố, đó là (1) Môi trường kinh tế - văn hóa xã hội, (2) Chất lượng lao động cá nhân; (3) Giáo dục đào tạo và pháp luật lao động, (4) Chính sách hỗ trợ của Nhà nước về lao động. Nhóm các yếu tố về nguồn nhân lực thuộc môi trường bên trong DN được chia thành 5 yếu tố, đó là (1) Tuyển dụng lao động, (2) Đào tạo và phát triển nghề nghiệp, (3) Phân tích và đánh giá kết quả công việc, (4) Môi trường làm việc và quan hệ lao động, (5) Lương thưởng và phúc lợi doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy có tổng cộng 9 yếu tố có thể ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực các doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy cho thấy kết quả không đổi, có 9 yếu tố là có tác động đến phát triển nguồn nhân lực các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Chương 3 cũng đã kiểm định sự khác biệt mô hình phát triển nguồn nhân lực theo giới tính, độ tuổi, chuyên môn, chức vụ và thâm niên. Kết quả cho thấy chưa tìm thấy sự khác biệt về sự đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may theo giới tính, độ tuổi, chuyên môn, chức vụ và thâm niên công tác của đối tượng được phỏng vấn.
Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để đánh giá thực trạng của 9 yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ở chương 4.
CHƯƠNG 4