CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG
4.1 Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang
4.1.2 Thực trạng về chất lượng lao động cá nhân Tiền Giang
Để đánh giá chất lượng lao động cá nhân của người lao động. Đề tài đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
4.1.2.1 Thực trạng về thể lực của người lao động
Trong những năm gần đây, cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, mức sống người lao động được nâng lên, nhờ đó mà thể lực của người lao động có phần được cải thiện. Tuy nhiên do yếu tố nòi giống, điều kiện tự nhiên, khí hậu không thuận lợi cho phát triển thể lực. Điều kiện kinh tế và chăm sóc sức khỏe chưa phát triển nên tình trạng thể lực chung của người Việt Nam nói chung và Tiền Giang nói riêng được đánh giá là “thấp, bé, nhẹ cân”, sức mạnh cơ bắp và dẻo dai vào loại thấp không chỉ thế giới mà cả trong khu vực. Ngày 28/4/2011, Chính phủ ban hành
641/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 nhằm phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam trong 20 năm tới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt Nam. Đây là bước đột phát của Việt Nam trong việc nâng cao thể lực cho người lao động trong thời gian tới.
Theo kết quả điều tra của 72 doanh nghiệp may (được nêu trong bảng 4.6) cho thấy, có 40,3% DN đánh giá thể lực người lao động ở mức độ trung bình, 34,7% DN đánh giá ở mức độ khá, 18,1% DN đánh giá ở mức độ tốt và 6,9% doanh nghiệp đánh giá ở mức độ yếu. Thể lực người lao động ở Tiền Giang được các DN đánh giá ở mức độ trung bình - khá (điểm bình quân là 3,64 và độ lệch chuẩn là 0,861).
Bảng 4.6: Kết quả điều tra về thể lực, trình độ chuyên môn và đạo đức
Chỉ tiêu Mức độ đáp ứng công việc Tổng
cộng
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn Kém Yếu Trung
bình
Khá Tốt Thể lực của
người lao động
Số DN Tỷ lệ (%)
% tích lũy
- 5
6,9 6,9
29 40,3 47,2
25 34,7 81,9
13 18,1 100,0
72 100,0
3,64 0,861
Trình độ chuyên môn của người lao động
Số DN Tỷ lệ (%)
% tích lũy
- 9
12,5 12,5
25 34,7 47,2
30 41,7 88,9
8 11,1 100,0
72 100,0
3,51 0,856
Đạo đức tác phong làm việc của NLĐ
Số DN Tỷ lệ (%)
% tích lũy
5 6,9 6,9
11 15,3 22,2
34 47,2 69,4
22 30,6 100,0
72 100,0
4,01 0,864
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
4.1.2.2 Thực trạng về trình độ chuyên môn của người lao động
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn phát triển thì doanh nghiệp phải trang thiết bị công nghệ mới phù hợp với điều kiện kinh doanh, do đó DN cần phải sử dụng lao động có chuyên môn đáp ứng được công nghệ mới.
Trình độ chuyên môn của người lao động được nêu trong bảng 4.6 cho thấy, có 52,8% doanh nghiệp may đánh giá khả năng chuyên môn của người lao động ở mức
độ khá và tốt, 41,7% DN đánh giá ở mức độ trung bình và 12,5% DN đánh giá ở mức độ yếu. Nhìn chung cho thấy, đa số các DN may đánh giá trình độ chuyên môn được đào tạo ở các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng ở mức độ trung bình khá (điểm bình quân 3,51 điểm). Điều này cho thấy trình độ chuyên môn của người lao động ở Tiền Giang chưa được các doanh nghiệp đánh giá cao. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Tiền Giang thường tuyển nhân viên thì phải đào tạo lại để đáp ứng công nghệ mới, thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, mức độ cạnh tranh gay gắt hơn, nhu cầu lao động có chuyên môn cao sẽ ngày càng tăng, do đó đòi hỏi hệ thống đào tạo tại chỗ phải phát triển tương xứng để đáp ứng đầy đủ nhân lực cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp may ở Tiền Giang nói riêng.
4.1.2.3 Đạo đức và tác phong làm việc của người lao động
Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của con người, đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển. Sống trong xã hội, người ta ai cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra những con đường, cách thức và phương tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng, từ đó bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của chính mình và cộng đồng.
Đạo đức nghề nghiệp là các chuẩn mực về đạo đức kinh doanh, hành vi ứng xử như: tính trung thực, cẩn trọng, chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật,... là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tiền Giang (2013), lao động Tiền Giang đa số là ở nhóm tuổi trẻ, cầu tiến, chịu học hỏi, cần cù, siêng năng, cẩn trọng. Tuy nhiên, do đa số xuất thân từ nông thôn nên thiếu tác phong công nghiệp, không chịu được áp lực công việc cao nên thường xuyên đổi chỗ làm ảnh hưởng đến năng suất, tay nghề, thu nhập của chính bản thân người lao động. Ngoài ra, phương pháp làm việc còn tùy tiện, thiếu khoa học, kỹ năng giao tiếp và tính năng động còn hạn chế. Tác phong của đội ngũ lao động chưa cao và người lao động
chỉ quan tâm đến những lợi ích, mục tiêu ngắn hạn, trước mắt, chưa chú trọng đến học nghề dài hạn ngay cả khi có sự hỗ trợ kinh phí đào tạo của Nhà nước.
Theo kết quả điều tra 72 doanh nghiệp may được nêu trong bảng 4.6 cho thấy, có 30,6% DN đánh giá đạo đức và tác phong của NLĐ ở mức độ tốt, 47,2% DN đánh giá khá, 15,3% DN đánh giá ở mức trung bình, 6,9% doanh nghiệp đánh giá yếu. Điểm bình quân của chỉ tiêu này là 4,01, độ lệch chuẩn là 0,864 và Mod là 4. Nhìn chung đa số các doanh nghiệp may đánh giá chỉ tiêu này ở mức độ khá. Đây là phẩm chất ưu điểm của người lao động Tiền Giang, bởi người lao động có tính cần cù, chịu học hỏi.
Tuy nhiên vẫn có 22,2% doanh nghiệp đánh là giá ở mức độ trung bình, yếu.
Dựa vào kết quả phân tích được nêu ở bảng 4.7 cho thấy, biến V6, V7 và V8 được đại diện doanh nghiệp may đánh giá chưa được cao (giá trị trung bình là 3.51, 3.55 và 3.54).
Bảng 4.7: Giá trị thực trạng các biến đo lường chất lượng lao động cá nhân
Thang đo N Giá trị
trung bình
Mod Độ
lệch chuẩn V6: Thể lực người lao động đáp ứng yêu cầu công việc 270 3.51 4 .932 V7: Trình độ chuyên môn người lao động đáp ứng được yêu
cầu công việc doanh nghiệp
270 3.55 4 .914
V8: Người lao động có đạo đức tác phong làm việc tốt 270 3.54 4 .890 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả