CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020
5.3 Những giải pháp phát triển nguồn nhân lực các doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
5.3.2 Nhóm các giải pháp nguồn nhân lực thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang
5.3.2.5 Giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương thưởng và phúc lợi
Đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc của người lao động.
Thứ nhất: Giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương
Tiền lương là một trong những tiêu thức quan trọng có sức ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định làm việc của người lao động trong DN. Qua điều tra ở trên cho thấy tiền lương ở doanh nghiệp may được đánh giá thấp và đa số người lao động chưa hài lòng với tiền lương của mình, do đó DN may cần cải thiện và thay đổi tiền lương thể hiện tính công bằng cho người lao động. Do đặc điểm ngành may mặc là người lao động làm ra là gắn liền với kết quả của người lao động qua từng công đoạn, do đó việc trả lương theo thời gian cho người lao động như hiện nay, theo người lao động còn tồn tại những quan điểm và đánh giá không công bằng những thành quả lao động của họ. Cần cải thiện chính sách tiền lương ở doanh nghiệp may như sau.
- Đối với nhân viên làm việc và tiền lương trả cho nhân viên dưới dạng chi phí được phân bổ, vẫn duy trì chế độ trả lương theo thời gian, đánh giá dựa trên kết quả công việc được mô tả chi tiết trong bảng mô tả công việc.
- Đối với cán bộ công nhân viên là lao động trực tiếp là ra sản phẩm may mặc, bên cạnh duy trì một phần thu nhập trả lương theo thời gian, một phần thu nhập của người lao động được công ty trả lương theo hình thức trực tiếp gắn liền với kết quả và thành quả công việc của người lao động đạt được, hình thức này giúp chính sách tiền lương của công ty thể hiện tính công bằng và minh bạch hơn. Việc trả lương theo sản phẩm cũng giúp DN giảm thiểu rủi ro hạ thấp tỷ lệ chi phí cố định của mình trong điều kiện kinh tế khó khăn khi doanh thu của doanh nghiệp giảm, đặc biệt ngành may cũng là một ngành mang tính chất mùa vụ.
- Về điều chỉnh tiền lương hàng năm: Vào tháng một hàng năm, các doanh nghiệp may căn cứ vào các điều kiện cụ thể để tự điều chỉnh mức chuẩn tiền lương phù hợp. DN may có thể điều chỉnh tiền lương theo một trong hai phương pháp sau:
+ Phương pháp điều chỉnh theo GDP: Theo phương pháp này tiêu chuẩn tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp may phải đảm bảo phải ở mức trung bình khá so với thu nhập của người lao động trong các ngành nghề công nghiệp khác cùng khu vực. Công thức tính như sau15:
Tiêu chuẩn tiền lương năm N +1
Tiêu chuẩn tiền lương năm N
GDP Pbqdb (N+1)
GDP Pbq (N)
Trong đó:
GDPbqdb (N+1): GDP bình quân đầu người dự báo năm N + 1 của khu vực (tỉnh, thành phố) nơi doanh nghiệp đặt nhà máy.
GDPbq (N): GDP bình quân đầu người năm N của khu vực (tỉnh, thành phố) nơi doanh nghiệp đặt nhà máy.
+ Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát (CPI): Trên nguyên tắc không để tiền lương thực tế của người lao động bị giảm do lạm phát. Các doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ lạm phát để điều chỉnh lại mức tiêu chuẩn tiền lương. Công thức tính như sau:
Tiêu chuẩn tiền lương năm N +1
Tiêu chuẩn tiền
lương năm N CPI (N+1)
Trong đó:
CPI (N +1): Chính là tỷ lệ lạm phát dự báo của năm N + 1 do chính phủ công bố
định kỳ hàng năm.
Thứ hai: Giải pháp hoàn thiện chính sách tiền thưởng
Doanh nghiệp may cần ban hành các văn bản quy định về chính sách thưởng của doanh nghiệp cho các đối tượng khác nhau để nhân viên biết và đặt mục tiêu phấn đấu
= x
= x
lập thành tích đối với tổ chức. Để chính sách tiền thưởng đạt hiệu quả cao và khuyến khích cho người làm việc tốt DN may nên thực hiện các loại thưởng sau:
* Thưởng định kỳ
- Đối tượng: Toàn thể cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp thực hiện đánh giá kết quả thực hiện công việc hàng quý. Căn cứ kết quả đánh giá từ các bộ phận, hội đồng thi đua khen thưởng kiến nghị các cá nhân/tập thể đạt lao động tiên tiến và đề xuất mức thưởng cho từng loại.
* Thưởng bất thường
- Đối tượng: Cá nhân hoặc tập thể có sáng kiến, có thành tích vượt trội trong quá trình làm việc tạo nên giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.
- Sau khi kết thúc một chương trình/chiến dịch hành động, phụ trách các bộ phận báo cáo tổng kết và kiến nghị đối tượng được khen thưởng.
- Mức thưởng do Giám đốc quyết định từ nguồn giá trị lợi nhuận gia tăng.
* Thưởng theo số lượng sản phẩm
- Đối tượng: Cá nhân hoặc tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ sản phẩm được giao.
- Hình thức thưởng số lượng sản phẩm theo hàng tháng, quý, năm cho nhân viên được tính theo kết quả đánh giá cá nhân. Điều này vừa làm tăng thu nhập cho nhân viên, vừa giúp nhân viên có cảm nhận trực tiếp về mức doanh thu của doanh nghiệp để có hướng cố gắng làm việc.
- Mức thưởng do Giám đốc quyết định từ nguồn giá trị lợi nhuận gia tăng.
* Thưởng tiết kiệm
- Đối tượng: áp dụng nhân viên ở bộ phận cắt vải, trải vải, làm khuy, đóng nút.
- Thực hiện theo quý (3 tháng/lần). Phụ trách các phòng, ban, phân xưởng lập báo cáo, phòng kế toán phối hợp kiểm tra xác định mức tiết kiệm và trình Ban Giám đốc phê duyệt.
15 Nguồn: Hoàng Xuân Hiệp, 2012 - Trường Cao Đẳng Công nghiệp - Dệt may Thời trang Hà Nội
- Mức thưởng được xác định bằng 20- 30% giá trị tiết kiệm thực tế đạt được.
Phân chia tiền thưởng cho từng cá nhân do bộ phận tự đề xuất căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của vai trò cá nhân đối với việc tạo ra lợi ích tiết kiệm.
* Thưởng sáng tạo
- Đối tượng: Đối với bộ phận thiết kế nhằm để kích thích sự sáng tạo của nhân viên.
- Phần thưởng áp dụng cho các mẫu thiết kế mới được khách hàng đánh giá cao thông qua số lượng đơn đặt hàng về mẫu thiết kế đó.
- Thực hiện theo hàng tháng. Phụ trách các phòng, ban, phân xưởng may lập báo cáo, phòng kế toán phối hợp kiểm tra xác định mức tiết kiệm và trình Ban Giám đốc phê duyệt.
* Thưởng khác
- Đối với bộ phận kinh doanh: thưởng cho nhân viên tìm kiếm được thị trường mới hoặc khách hàng mới.
- Đối với bộ phận kỹ thuật và công nhân vận hành các loại máy móc: thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
* Ngoài các hình thức khen thưởng bằng tiền, doanh nghiệp cần phải tăng cường hình thức phi vật chất như cấp giấy khen, giấy tuyên dương trước toàn doanh nghiệp vào các dịp họp mặt, lập bảng thành tích niêm yết ở bảng tin doanh nghiệp.
Thứ ba: Hoàn thiện chính sách phúc lợi và chế độ đãi ngộ
Chính sách phúc lợi cũng là một phần không thể thiếu đối với người lao động đang làm việc tại DN may, tuy nhiên chính sách phúc lợi hiện nay ở các DN may cũng chưa tốt lắm chỉ đáp ứng những yêu cầu cần thiết. Các chế độ phúc lợi, đãi ngộ như hỗ trợ ăn ca, nhà ở, gửi trẻ, tham quan du lịch,... được người lao động rất quan tâm, nó góp phần tích cực cải thiện đời sống của người lao động, thể hiện sự quan tâm của các doanh nghiệp. Mặc dù mức hỗ trợ này chiếm tỷ trọng không nhiều trên thu nhập nhưng nó có tác dụng rất lớn về mặt tinh thần và đặc biệt có ý nghĩa hơn khi đa số các DN may hiện nay sử dụng nhiều lao động ngoại tỉnh và lao động ở các huyện
xa. Để hoàn thiện chính sách phúc lợi và chế độ đãi ngộ, doanh nghiệp may cần thực hiện một số nội dung sau:
- Một là, Lãnh đạo DN may cần phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở xây dựng và áp dụng các chính sách, chế độ phúc lợi, đãi ngộ phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước và gắn liền với điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp may.
- Hai là, Lãnh đạo và công đoàn doanh nghiệp luôn đồng hành cùng nhân viên trong mọi hoạt động, sẵn sàng tiếp thu ý kiến của nhân viên, đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của họ, tạo mọi điều kiện để họ phát huy hết năng lực sẵn có.
- Ba là, Xây dựng chế độ phúc lợi, đãi ngộ cho người lao động ở DN may cần dựa trên một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
+ Hỗ trợ ăn trưa: Doanh nghiệp có thể hỗ trợ bằng 02 hình thức đưa tiền hoặc tự tổ chức nấu ăn. Các doanh nghiệp nên xây dựng nhà ăn tập thể cho người lao động.
Đây là một trong những nét văn hoá thể hiện sự quan tâm đến người lao động, góp phần tương đối lớn vào việc giảm thiểu tỷ lệ biến động lao động.
+ Hỗ trợ nhà ở: DN may nên hỗ trợ nhà ở cho tất cả người lao động trong doanh nghiệp với mức như nhau, kể cả những người không phải thuê nhà.
+ Hỗ trợ gửi trẻ: Nên áp dụng cho nhân viên có con dưới 36 tháng tuổi.
+ Hỗ trợ tham quan, nghỉ mát: Tổ chức cho người lao động đi tham quan, nghỉ mát tối thiểu 01 lần/năm.
+ Hỗ trợ tiền tàu xe cho công nhân ở xa: Mỗi năm hỗ trợ ít nhất 3 lần như Tết Nguyên đán, lễ 30/4 và lễ 2/9.
+ Hỗ trợ tiền quà tết.
+ Hỗ trợ tiền đi thăm hỏi, trợ cấp khó khăn, ốm đau, bệnh tật.
+ Đẩy mạnh hoạt động phong trào thể dục thể thao trong doanh nghiệp.
Luận án đề xuất dàn ý quy chế trả lương, thưởng và các khoản phụ cấp để doanh nghiệp may có thể tham khảo áp dụng tại đơn vị (được nêu ở phụ lục 21).
Hiệu quả của giải pháp:
(1) Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, nâng cao tính công bằng trong lương thưởng, phúc lợi khuyến khích sự cạnh tranh và hợp tác trong công việc. Để
nhận được lương, thưởng cao thì nhân viên phải làm việc hiệu quả tốt và làm việc đạt năng suất l ao đ ộn g cao hơn.
(2) Chính sách phúc lợi tốt sẽ giúp nhân viên bớt đi những lo lắng trong cuộc sống mà yên tâm hơn trong công việc, tập trung làm việc hiệu quả cao hơn.
(3) Nâng cao được ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vật tư ở doanh nghiệp may.
5.4 Một số khuyến nghị đối với Nhà nước và tỉnh Tiền Giang
- Hiện nay mức lương tối thiểu của Việt Nam đang thấp và chưa phù hợp với thị trường lao động. Do đó, để cải thiện đời sống cho người lao động, Nhà nước nên tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu để mức lương tối thiểu có thể phù hợp với thị trường hơn.
- Tăng thêm định mức từ ngân sách Nhà nước cho đào tạo nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề để nâng cao chất lượng đào tạo; bổ sung vốn từ ngân sách địa phương để giải quyết việc làm.
- Xây dựng mức hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo tại chỗ tại các DN may tỉnh Tiền Giang theo hướng các doanh nghiệp có sử dụng lao động dưới 200 lao động và các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập lâu nhưng nếu trong năm có đào tạo lao động mới thì vẫn phải hỗ trợ. Tăng mức định mức hỗ trợ lao động đào tạo tại DN lên khoảng 20% - 30% so với định mức hiện tại, đồng thời thủ tục thanh toán cho doanh nghiệp cần phải nhanh chóng và tinh gọn hơn.
- Tỉnh Tiền Giang thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về nhân sự để giúp các doanh nghiệp nắm bắt những thông tin kịp thời, từ đó doanh nghiệp có những giải pháp thu hút và duy trì nhân viên một cách có hiệu quả.
- Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang cần quan tâm đến việc đẩy nhanh việc thành lập tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở; củng cố tổ chức, tập trung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực và bản lĩnh cho đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ công đoàn cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thương lượng, đàm phán về việc làm, thu nhập của người lao động.
TÓM TẮT CHƯƠNG 5
Trên cơ sở phân tích thực trạng của các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang và những quan điểm, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực. Luận án đã đề xuất 9 giải pháp phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may đến năm 2020 gồm:
- Giải pháp về cải thiện môi trường kinh tế và văn hóa xã hội - Giải pháp nâng cao chất lượng lao động cá nhân người lao động - Giải pháp đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo và pháp luật về lao động
- Giải pháp tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước về lao động
- Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động - Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân viên
- Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích và đánh giá kết quả công việc - Giải pháp cải thiện môi trường làm việc và quan hệ lao động
- Giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương thưởng và phúc lợi
Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước và tỉnh Tiền Giang nhằm tạo điều kiện cho phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp may nói riêng và Tiền Giang nói chung.
Phát triển nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội theo hướng CNH, HĐH của tỉnh. Tuy nhiên để góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH thì Nhà nước (Tiền Giang), doanh nghiệp may và người lao động cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên nhằm phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may trong thời gian tới./.