Thực trạng về môi trường làm việc và quan hệ lao động doanh nghiệp may Tiền Giang

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG (Trang 128 - 134)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG

4.2 Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang

4.2.4 Thực trạng về môi trường làm việc và quan hệ lao động doanh nghiệp may Tiền Giang

Để tìm hiểu về thực trạng môi trường làm việc và quan hệ lao động doanh nghiệp may được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau.

4.2.4.1 V điu kin làm vic và thi gian làm vic

Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội (2013), tính đến hết năm 2013 thì mức thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp may ở mức độ trung bình thấp so với các ngành khác nhưng thời gian lao động của công nhân trong các doanh nghiệp may thường không ổn định, thường xuyên phải đi làm việc theo dây chuyền ca, kíp. Tăng ca, làm thêm giờ kể cả chủ nhật diễn ra phổ biến nhất là khi chủ sử dụng có nhiều đơn hàng. Mặt khác chủ doanh nghiệp sử dụng lao động không có sự chuyển ca hợp lý, có lao động làm ca đêm liên tục 8 -10 ngày. Thời gian làm việc kéo dài căng thẳng nếu không được sự quan tâm bù đắp của chủ doanh nghiệp, người lao động dễ bị ức chế tâm lý và mắc bệnh nghề nghiệp, sẽ ảnh hưởng sức khoẻ, chất lượng của người lao động sau khoảng vài năm làm việc.

Theo quy định của pháp luật, để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an tòan lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Ngược lại, người lao động phải tuân thủ các quy định về an tòan lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp. Mọi tổ chức cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp luật về an tòan lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp may, môi trường lao động và an toàn lao động chưa được coi trọng đúng mực, các doanh nghiệp sử dụng lao động cũng trang bị các phương tiện an tòan lao động cho công nhân, nhưng mang tính chất đối phó khi có sự kiểm tra từ Sở Lao động Tiền Giang (2012), Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Tiền Giang (2012) và ngay cả bản thân người lao động cũng không ý thức được sự cần thiết phải sử dụng các phương tiện an tòan lao động. Bên cạnh đó, thì môi trường lao động DN may vẫn chưa được quan tâm đúng mức, hệ thống chống ồn, nhà nghỉ giữa ca của công nhân vẫn chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Bảng 4.27: Kết quả điều tra về môi trường làm việc và quan hệ lao động

Chỉ tiêu Mức độ hài lòng Tổng

cộng Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn HT

không hài lòng

Không hài lòng

Trung bình Hài

lòng HT hài lòng Điều kiện làm

việc doanh nghiệp

Số LĐ Tỷ lệ (%)

% tích lũy

2 1,0 1,0

65 31,2 32,2

37 17,8 50,0

94 45,2 95,2

10 4,8 100,0

208 100,0

3,22 0,976

Hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở

Số LĐ Tỷ lệ (%)

% tích lũy

7 3,4 3,4

50 24,0 27,4

59 28,4 55,8

86 41,3 97,1

6 2,9 100,0

208 100,0

3,16 0,939

Quan hệ với cấp trên và cấp dưới

Số LĐ Tỷ lệ (%)

% tích lũy

2 1,0 1,0

56 26,9 27,9

49 23,6 51,4

88 42,3 93,8

13 6,2 100,0

208 100,0

3,26 0,958

Quan hệ với đồng nghiệp

Số LĐ Tỷ lệ (%)

% tích lũy

3 1,4 1,4

41 19,7 21,2

51 24,5 45,7

90 43,3 88,9

23 11,1 100,0

208 100,0

3,43 0,975

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Theo kết quả điều tra của 208 nhân viên được nêu trong bảng 4.27 trên cho thấy, có 1,0% nhân viên hoàn toàn không hài lòng điều kiện làm việc, 31,2% nhân viên không hài lòng, 17,8% nhân viên hài lòng ở mức độ trung bình, 45,2% nhân viên hài lòng và 4,8% nhân viên hoàn toàn hài lòng. Điểm bình quân ở chỉ tiêu này được đánh giá 3,22 điểm và độ lệch chuẩn là 0,976. Điều này cho thấy các doanh nghiệp may chưa tạo điều kiện làm việc cho nhân viên làm việc: Nhất là về giờ giấc làm việc, tăng ca, không gian làm việc cho nhân viên chưa hợp lý.

4.2.4.2 Trình độ công ngh, máy móc thiết b

Máy móc thiết bị phục vụ doanh nghiệp may Tiền Giang chủ yếu là loại trung bình, số máy móc thiết bị mới có năng suất cao còn khiêm tốn, số máy móc lạc hậu đang dần được các doanh nghiệp đầu tư mới để thay thế. Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Công nghiệp Tiền Giang (2013) cho thấy, chỉ có 26,8% doanh nghiệp may có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho sản phẩm của ngành may chưa có sức cạnh tranh cao, giá trị gia tăng của các cơ sở sản xuất công nghiệp may trên đơn vị sản phẩm thấp. Nguyên nhân là do phần

lớn các doanh nghiệp may tại Tiền Giang là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít. Còn các DN may trang thiết bị tiên tiến chủ yếu ở các doanh nghiệp FDI có quy mô lớn ở KCN Tân Hương, KCN Long Giang.

Nhìn chung, các DN may Tiền Giang đã có những nỗ lực đầu tư đổi mới công nghệ nhưng theo một số chuyên gia trong ngành thì mức độ đổi mới vẫn còn hạn chế, chưa kịp với công nghệ hiện đại trên thế giới. Với trình độ máy móc thiết bị như hiện nay cũng chưa thể góp phần tạo thế mạnh cạnh tranh trong khu vực.

4.2.4.3 Hot động ca t chc công đoàn cơ s

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động Tiền Giang (2013), các doanh nghiệp may thường có tổ chức công đoàn chỉ chiếm tỷ lệ 71,9%. Do đó các quyền lợi về chính trị, tinh thần của người lao động chưa được chăm lo tốt.

Các tranh chấp khiếu nại thông thường của người lao động đối với DN thường là việc không tuân thủ các qui định về quyền lợi của người lao động trong việc trả lương ngày nghỉ theo qui định, nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản. Các mối quan tâm khác như thiếu bảo hộ lao động, không được hưởng bảo hiểm y tế. Phần lớn các tranh chấp lao động đều là tranh chấp cá nhân liên quan đến vấn đề điều kiện lao động, thái độ quản lý, sa thải sai nguyên tắc, thanh toán tiền lương trễ. Trong những trường hợp như thế nếu doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn (có uy tín và tiếng nói với ban lãnh đạo doanh nghiệp) thì phần thiệt sẽ nghiêng hoàn toàn về người lao động.

Để đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên về hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở trong các DN may. Tác giả điều tra 208 nhân viên, kết quả được nêu trong bảng 4.27 như sau: Có 3,4% nhân viên hoàn toàn không hài lòng, 24,0% nhân viên không hài lòng, 28,4% nhân viên hài lòng ở mức độ trung bình, 41,3% nhân viên hài lòng và 2,9% nhân viên hoàn toàn hài lòng. Điểm trung bình của chỉ tiêu này là 3,16 và độ lệch chuẩn 0,939. Nhìn chung cho thấy, đa số nhân viên chưa hài lòng về công tác hoạt động của tổ chức công đoàn. Nguyên nhân là do Công đoàn không thể đảm nhận vay trò là cầu nối là kênh thông tin người lao động và sử dụng lao động. Sở dĩ công đoàn ở cấp doanh nghiệp may nhân kém là do lãnh đạo công đoàn thiếu kỹ năng chuyên môn, công đoàn thiếu sự độc lập về tài chính, lãnh đạo công đoàn thường là các Giám đốc

phân xưởng, giám đốc nhân sự, quản đốc, là người thân của chủ doanh nghiệp, những người này thường gần gũi người sử dụng lao động hơn là với người lao động. Mặt khác, người lãnh đạo công đoàn nhận tiền lương từ người sử dụng lao động nên thường làm theo người sử dụng lao động.

Chính sự yếu kém của tổ chức công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp mà hiện nay các cuộc đình công xảy ra đều trái với pháp luật. Một cuộc đình công được cho là hợp pháp khi công đoàn đứng ra lãnh đạo cuộc đình công. Cũng chính sự nhận thức yếu kém này nên người lao động chưa tin tưởng lắm vào sự lãnh đạo của công đoàn.

4.2.4.4 Quan h lao động

Sự thỏa mãn công việc từ những yếu tố mối quan hệ với cấp trên bao gồm năng lực của cấp trên, sự thân thiện, sự quan tâm, sự bảo vệ khi cần thiết, sự ghi nhận đóng góp của nhân viên, sự đối xử công bằng với cấp dưới, sự tự do thực hiện công việc của nhân viên và thái độ quản lý của cán bộ quản lý đối với nhân viên.

Theo kết quả điều tra của 208 nhân viên được nêu trong bảng 4.27 trên cho thấy, có 1,0% nhân viên hoàn toàn không hài lòng sự quản lý cấp trên đối với cấp dưới, 26,9% nhân viên không hài lòng, có 23,6% nhân viên hài lòng ở mức độ trung bình, 42,3% nhân viên hài lòng và 6,2% nhân viên hoàn toàn hài lòng. Điểm bình quân ở chỉ tiêu này được đánh giá 3,26 điểm và độ lệch chuẩn 0,958. Kết quả cho thấy 27,9%

nhân viên trong các DN may chưa hài lòng về công tác quản lý của cấp trên đối với cấp dưới hay nói cách khác công tác quản trị nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp may chưa được tốt. Nhìn chung qua ý kiến đánh giá của người lao động là phù hợp với tình hình thực tế, bởi vì các vụ đình công trong thời gian qua ở các DN may một phần là do thái độ quản lý cấp trên đối với cấp dưới, họ đình công để yêu cầu DN thay đổi cách ứng xử giữa người quản lý và công nhân (Liên đoàn Lao động Tiền Giang, 2013).

Tương tự như mối quan hệ với cấp trên, nhân viên cần có sự hỗ trợ của đồng nghiệp khi cần thiết, tìm thấy sự thoải mái khi làm việc với đồng nghiệp, đồng thời nhân viên phải thấy đồng nghiệp tận tâm với công việc để đạt được kết quả tốt nhất.

Theo kết quả điều tra của 208 nhân viên được nêu trong bảng 4.27 trên cho thấy, có 1,0% nhân viên hoàn toàn không hài lòng về quan hệ đồng nghiệp với nhau, 19,7%

nhân viên không hài lòng, có 24,5% nhân viên hài lòng ở mức độ trung bình, 43,3%

nhân viên hài lòng và 11,1% nhân viên hoàn toàn hài lòng. Điểm bình quân ở chỉ tiêu này được đánh giá 3,43 điểm và độ lệch chuẩn 0,975. Nhìn chung đa số nhân viên hài lòng nhân viên có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các nhân viên với nhau.

4.2.4.5 Đình công trong doanh nghip

Từ khi đình công được đưa vào Bộ Luật Lao động (1994), người lao động thông qua đại diện của mình hoặc tổ chức công đoàn tổ chức nhiều cuộc đình công theo quy định của pháp luật, đấu tranh đòi quyền lợi của mình một cách hợp pháp. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc đình công đều mang tính tự phát, trái với quy định của pháp luật.

Trong thời gian gần đây (giai đoạn năm 2009 – 2013) tình trạng đình công ở các doanh nghiệp may liên tiếp xảy ra theo chiều hướng tăng ở các doanh nghiệp may có số lượng lao động lớn chủ yếu doanh nghiệp may có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo số liệu được nêu trong bảng 4.28 cho thấy, số doanh nghiệp đã xãy ra trình trạng đình công tập thể trong 5 năm qua là 14 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 19,4%).

Bảng 4.28: Kết quả điều tra số doanh nghiệp đình công giai đoạn 2009 – 2013

Đình công Số DN Tỷ trọng (%)

Có 14 19,4

Không 58 80,6

Tổng cộng 72 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Số vụ đình công trong các doanh nghiệp may Tiền Giang có xu hướng tăng lên rất nhanh (được nêu trong bảng 4.29), cụ thể năm 2009 là 6 vụ thì đến năm 2011 là 11 vụ và năm 2013 là 19 vụ. Trong đó, các vụ đình công ở các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm đa số, cụ thể năm 2009 là 3 vụ, năm 2010 là 5 vụ, năm 2011 là 8 vụ, năm 2012 là 13 vụ và năm 2013 là 15 vụ. Số vụ đình công tập trung gần đây chủ yếu là KCN Tân Hương, KCN Long Giang và nhất là các doanh nghiệp FDI. Nguyên nhân chính của các vụ đình công trong thời gian qua là nhiều lao động trẻ từ nông thôn, phần lớn trong số họ chưa được đào tạo tốt về pháp luật lao động.

Bảng 4.29: Số vụ đình công trong các doanh nghiệp may năm 2009 - 2013

Nội dung Năm

2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tổng số vụ đình công14 6 9 11 17 19

Trong đó:

Doanh nghiêp FDI 3 5 8 13 15

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Ngoài ra, dựa vào kết quả được nêu trong bảng 4.30 cho thấy, biến V38, V39 và V33 được đại diện doanh nghiệp may đánh giá thấp trong nhóm nhân tố, giá trị trung bình lần lượt là 3.47, 3.53 và 3.56 và tập trung ở điểm 4 (Mod = 4). Do đó trong thời gian tới, các doanh nghiệp may cần tập trung nâng cao điều kiện làm việc và thời gian làm việc, đối xử giữa các nhân viên phải công bằng, đồng thời tạo mối quan hệ liên kết giữa các nhân viên với nhau.

Bảng 4.30: Giá trị thực trạng các biến đo lường môi trường làm việc và quan hệ LĐ

Thang đo N Giá trị

trung bình

Mod Độ

lệch chuẩn V33: Điều kiện và thời gian làm việc an toàn, thoải mái 270 3.56 4 .910 V34: Trình độ công nghệ DN được trang bị hiện đại 270 3.67 4 .883 V35: Tổ chức công đoàn thật sự là người đại diện, bảo vệ lợi

ích chính đáng cho người lao động

270 3.56 4 .953

V36: Đình công của người lao động hiện nay diễn ra rất cao. 270 3.62 4 .975 V37: Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới thân thiện 270 3.62 4 .899 V38: Nhân viên doanh nghiệp được đối xử công bằng 270 3.47 4 .830 V39: Có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các NV với nhau 270 3.53 4 .903 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

14 Một doanh nghiệp trong năm có thể xảy ra nhiều vụ đình công.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG (Trang 128 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(306 trang)