CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020
5.3 Những giải pháp phát triển nguồn nhân lực các doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
5.3.1 Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang
5.3.1.2 Giải pháp nâng cao chất lượng lao động cá nhân người lao động
Thứ nhất: Giải pháp tăng cường thể lực cá nhân người lao động
Quan tâm phát triển thể lực và tầm vóc của người lao động để có thể đáp ứng được những đòi hỏi của nền sản xuất công nghiệp cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cần phải có các biện pháp thiết thực để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và nâng cao thể lực. Cụ thể, để tăng cường thể lực của người lao động, Tiền Giang cần chú trọng:
- Một là, Tiền Giang đẩy mạnh phong trào tập luyện thể dục thể thao trên toàn địa bàn và phải xuống tới tận khu phố, ấp.
- Hai là, Nhà nước và doanh nghiệp cần chăm sóc đồng bộ về dinh dưỡng thông qua việc áp dụng các giải pháp về dinh dưỡng như cải thiện bữa ăn, bổ sung vi chất dinh dưỡng và tăng cường truyền thông giáo dục về dinh dưỡng để đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất và hợp lý. Bên cạnh đó, cần huy động nguồn lực, tăng cường giáo dục thể chất cho người lao động;
- Ba là, Các doanh nghiệp Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động thể dục thể thao để người lao động lấy lại tinh thần, giảm căng thẳng mệt mỏi cũng là một vấn đề thiết yếu. Nhằm tạo ra được một môi trường và điều kiện sống trong sạch có lợi cho việc nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật và kéo dài tuổi thọ để người lao động thêm yêu cuộc sống, cống hiến nhiều cho xã hội.
- Bốn là, Người lao động cần phải hoạt động vận động tích cực cả về sức mạnh, sự bền bỉ, khéo léo và dẻo dai; đồng thời còn phải tăng khả năng vận động trí não, chủ động tư duy và sáng tạo trong học tập cũng như trong lao động để nâng cao trí thức cho bản thân.
Thứ hai: Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động
* Với tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa cao như hiện nay thì rõ ràng là một nhân kém cho tỉnh Tiền Giang trong quá trình phát triển và hội nhập.
Đây là vấn đề mang tính vĩ mô và dài hạn, vì vậy, khó có thể đạt được mục tiêu này trong một thời gian ngắn. Để thực hiện mục tiêu này thì tỉnh Tiền Giang cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Một là, tăng số lượng, quy mô, cơ cấu và chất lượng hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này nhưng xét cho cùng, nếu muốn tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo thì không thể không tăng quy mô hệ thống các cơ sở đào tạo, đây là vấn đề bắt buộc. Tuy nhiên, đi kèm với việc tăng quy mô, số lượng các cơ sở đào tạo dứt khoát phải có một cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ và hiệu quả của các cơ
quan, ban ngành chức năng nhằm tránh tình trạng mở trường tràn lan, kém hiệu quả và lãng phí.
- Hai là, tăng số lượng và chất lượng giảng viên, tăng cường và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giảng dạy, đặc biệt, phải nâng cao nhận thức của người lao động trong việc ý thức trang bị nghề nghiệp cho bản thân, làm cho họ nhận thức được học tập vừa là quyền lợi đồng thời là nghĩa vụ, trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội để từ đó, họ có định hướng và nỗ lực trong việc cố gắng trang bị cho mình một nghề nhất định bằng việc học tập trong một cơ sở đào tạo nào đó, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân. Chỉ có nghề nghiệp mới là điểm tựa vững chắc nhất cho tương lai, học là con đường duy nhất để sống và làm việc thành công. Để làm được điều này cần phải có sự nỗ lực của toàn xã hội và các chính sách cụ thể, thiết thực của các cơ quan, ban ngành chức năng có liên quan và đặc biệt là của các cơ sở đào tạo nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho người dân có thể dễ tiếp cận hơn với các loại hình giáo dục đào tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của người học.
Làm tốt điều này góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Tiền Giang đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy đây là giải pháp rất quan trọng nhằm tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong quá trình hội nhập.
* Riêng đối với ngành may ngoài việc đào tạo chuyên môn ở trên thì các cơ sở đào tạo cần nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên. Các cơ sở đào tạo cần đẩy mạnh phong trào thi kỹ năng sinh viên giỏi nhằm nâng cao khả năng kỹ năng mềm. Muốn thực hiện được điều này, các cơ sở đào tạo cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Một là, Tăng cường thêm số lượng các môn thi thực hành may được tổ chức trong hội thi sinh viên giỏi cấp trường, đặc biệt là những môn có tính chất cập nhật với công nghệ mới như: giác sơ đồ trên máy tính, thiết kế sản phẩm trên máy tính, thiết kế thời trang trên máy tính,… nhằm thu hút nhiều sinh viên dự thi những môn học này.
- Hai là, Chú trọng tổ chức tốt các môn thi mà ở các cấp cao hơn có tổ chức thi sinh viên giỏi như các môn anh văn, tin học, pháp luật về lao động, kỷ năng giao tiếp,… nhằm tạo điều kiện cho học sinh được tham gia dự thi, giao lưu, học hỏi với
nhau. Đây là một trong những giải pháp giúp học sinh tăng cường vốn kiến thức và kỹ năng mềm cũng như giúp các em trau dồi thêm vốn kiến thức xã hội của mình.
- Ba là, Tăng cường tổ chức thêm các môn thi thực hành nhằm khuyến khích sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm nghề nghiệp như: thực hành sửa chữa thiết bị may, thực hành chế tạo dưỡng, kỹ năng bán hàng,… Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp học sinh hoà nhập nhanh chóng vào thực tế sản xuất sau khi ra trường.
- Bốn là, Nhà trường cần đầu tư thêm một số trang thiết bị hoặc thuê các doanh nghiệp may có công nghệ, thiết bị hiện đại để sinh viên có điều kiện thực hành, thực tập trên những thiết bị kỹ thuật cao và tổ chức cho sinh viên thi trên những thiết bị này. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp các sinh viên cập nhật với công nghệ mới.
Thứ ba: Nâng cao đạo đức và tác phong của người lao động
Đạo đức nghề nghiệp được hiểu là các chuẩn mực về đạo đức kinh doanh, hành vi ứng xử như: tính trung thực, cẩn trọng, chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật,... được duy trì thực hiện và đề cao đối với toàn thể nhân viên doanh nghiệp. Để nâng cao đạo đức tác phong của người lao động làm việc trong môi trường làm việc công nghiệp.
Tiền Giang, doanh nghiệp và người lao động cần thực hiện 3 nội dung sau:
- Một là, Tiền Giang cần xây dựng môi trường văn hóa đạo đức lành mạnh là điều kiện thuận lợi để giáo dục, rèn luyện người lao động tiếp cận và làm việc trong môi trường làm việc công nghiệp. Vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa đạo đức cho người lao động lành mạnh là cơ sở giúp cho người lao động thực hiện đúng các quy phạm đạo đức nghề nghiệp.
- Hai là, Doanh nghiệp cần tiếp tục tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ nhân viên lao động hiểu rõ hơn về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu, nội dung của các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người lao động. Doanh nghiệp cần xây dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng để áp dụng cho doanh nghiệp mình.
- Ba là, Người lao động phải tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức là thuộc tính vốn có trong bản chất con người. Với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức và với khả năng ý thức và tự ý thức, con người hoàn toàn có khả năng cải tạo được chính bản thân mình. Để ý thức được những điểm yếu của mình và tự điều chỉnh đúng đắn phải trên
cơ sở được giáo dục và có sự tác động thuận lợi của môi trường, hoàn cảnh. Trong đó, giáo dục tư tưởng, đạo đức chính là sự khởi đầu và đặt nền móng cho tự giáo dục của bản thân người lao động. Người lao động tự giáo dục, tự rèn luyện là giai đoạn phát triển cao của quá trình giáo dục đạo đức, thể hiện trình độ phát triển cao của con người.
Hiệu quả của giải pháp:
(1) Nhằm duy trì bảo vệ sức khỏe người lao động làm việc lâu dài.
(2) Giúp nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng cho các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
(3) Giúp nâng cao giá trị đạo đức nghề nghiệp của người lao động khi làm ở môi trường công nghiệp.