Giải pháp tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước về lao động

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG (Trang 156 - 160)

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

5.3 Những giải pháp phát triển nguồn nhân lực các doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang đến năm 2020

5.3.1 Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang

5.3.1.4 Giải pháp tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước về lao động

Sự hỗ trợ từ Nhà nước sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp có nguồn nhân lực ổn định. Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận án đề xuất một số giải pháp sau:

Th nht: Đẩy mnh công tác tuyên truyn các ch trương chính sách ca Nhà nước v giáo dc, đào to và phát trin nhân lc

Nhằm giúp cho người lao động nắm các chủ trương chính sách của Nhà nước về giáo dục, đào tạo để hướng nghiệp riêng cho mình, Đồng thời giúp cho cá nhân, gia đình, cơ quan các cấp và cộng đồng nhận thức sâu sắc về các chủ trương chính sách của Nhà nước về giáo dục - đào tạo. Tiền Giang cần chú trọng 3 nội dung sau:

- Một là, Tiền Giang cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp 2 và cấp 3. Phải định hướng cho học sinh thấy rõ vai trò vị trí của người công dân lành nghề, xoá đi tư tưởng phải vào đại học của học sinh và phụ huynh. Làm cho các cấp và nhân dân quan niệm đúng đắn tầm quan trọng và cần thiết của việc dạy nghề và học nghề với phương châm “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” coi trọng kết hợp lý thuyết với thực hành ở mọi cấp học.

- Hai là, Tiền Giang cần tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo, hướng nghiệp - dạy nghề với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển nhân lực của Đảng, Nhà nước và Tỉnh. Đặc biệt, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo và cơ hội việc làm từ các doanh nghiệp.

- Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nghề nghiệp trong lĩnh vực dạy nghề đồng thời thực hiện tốt sự phân tuyến sau THCS và THPT nhằm tăng đội ngũ lao động qua đào tạo nghề. Nhằm để khắc phục tình trạng mất cân đối trầm trọng giữa lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học – Trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật ở Tiền Giang hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của DN may thì cần phải tăng nhanh số lượng lao động tham gia học nghề tại các trường trung cấp và các cơ sở dạy nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này trước tiên cần phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về công tác dạy nghề để thay đổi và nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò và vị trí của lao động nghề trong xã hội, nhất là nhận thức của thanh niên trong xác định xu hướng nghề nghiệp, khắc phục tâm lý xem nhẹ, hạ thấp vai trò của lao động kỹ thuật trong xã hội.

Th hai: Gii pháp xây dng nhà công nhân

Nhằm để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động để người lao động có điều kiện ổn định cuộc sống, tái tạo sức lao động và yên tâm công tác nhằm nâng cao năng suất lao động. Tác giả cho rằng để phát triển nhà ở công nhân cho người lao động trong thời gian tới, Tiền Giang cần chú trọng 3 nội dung sau:

- Một là, về quy hoạch đất đai nhà ở công nhân.

Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở thông qua các Luật, Nghị định, trong quản lý quy hoạch đô thị, Phát triển KCN, CCN phải gắn với đô thị và ngược lại, phải có quy họach đất xây dựng nhà ở công nhân trong KCN, CCN.

Cụ thể khi quy hoạch KCN, CCN tỉnh cần chú trọng một phần quỹ đất nhất định từ 15% đến 20% diện tích để xây dựng khu dân cư cho người dân bị giải toả và công nhân làm việc trong các doanh nghiệp KCN, CCN và tuyến công nghiệp. Việc quy hoạch và xây dựng nhà ở công nhân tại các KCN, CCN và tuyến công nghiệp phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu để sử dụng lâu dài và tạo điều kiện cho công nhân lao động sống hòa nhập với cộng đồng trong các khu dân cư, được tiếp cận với hệ thống dịch vụ công cộng đồng bộ, như: trường học, bệnh viện, nhà văn hoá, khu vui chơi thể thao cho công nhân nhằm để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động để NLĐ yên tâm công tác.

- Hai là, Chính sách tài chính

+ Do hiệu quả đầu tư vào các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân hiện nay rất thấp nên chưa thu hút được các nhà đầu tư tham gia, trước mắt tỉnh nên sử dụng ngân sách Nhà nước xây dựng các khu nhà cho công nhân thuê theo tiêu chuẩn quy hoạch của tỉnh. Giải pháp này sẽ tạo một cú hít cho việc kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân đầu tư vào nhà ở công nhân KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

+ Tiền Giang cần đưa các dự án nhà ở cho công nhân vào danh mục dự án được vay vốn ưu đãi để DN may vay với lãi suất ưu đãi.

- Ba là, chính sách kêu gọi đầu tư nhà ở công nhân

Tích cực kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tại các KCN, CCN tham gia đầu tư xây dựng nhà ở công nhân KCN, CCN. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân; xem xét áp dụng một số ưu

đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng nhà ở cho công nhân; kêu gọi và yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động tại các KCN, CCN có kế hoạch, lập dự án đầu tư nhà ở cho công nhân trong diện tích đất đã được quy hoạch cho từng KCN, CCN.

Ngoài việc xây dựng nhà ở từ nguồn vốn nhà nước, cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để cho thuê, thuê mua, bán trả góp, trả chậm,… theo cơ chế thị trường để góp phần tăng nguồn cung nhà ở trên thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách hàng, kể cả các đối tượng có thu nhập thấp; ban hành quy định cụ thể về phương thức thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở thông qua ngân hàng phù hợp với pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Ngoài ra, để giải quyết nhu cầu kịp thời nhà ở cho công nhân, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích và hướng dẫn các huyện, thành, thị, các hộ dân bên cạnh các KCN, CCN quy hoạch lại các khu nhà trọ, nâng cấp cải tạo về chất lượng các khu nhà trọ đã xây dựng nhằm từng bước nâng cao đời sống cho công nhân lao động.

Th ba: Gii pháp đẩy mnh công tác qun lý nhà nước v phát trin ngun nhân lc.

Để nâng cao năng lực quản lý của các sở, ban ngành tham mưu cho UBND tỉnh về phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của các cấp, các ngành trong việc theo dõi, dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực. Tác giả cho rằng Tiền Giang cần chú trọng 4 nội dung sau:

- Một là, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh cần xây dựng kế hoạch, đề xuất những cơ chế, chính sách hỗ trợ tìm việc làm cho người lao động. Các Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh tích cực làm việc với các doanh nghiệp có nhu cầu về lao động để giới thiệu cho người lao động, định kỳ hàng tháng, quý, năm tổ chức Hội chợ việc làm nhằm giúp cho người lao động tìm được việc làm.

- Hai là, Sở Công thương và Ban quản lý các KCN thống kê, cung cấp thông tin ngành nghề các dự án ngành may đầu tư vào tỉnh để làm cơ sở định hướng cho các Trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề đào tạo nghề cho phù hợp.

- Ba là, Công đoàn các huyện, thành, thị và Công đoàn các KCN Tiền Giang tiếp tục nâng cao vai trò công đoàn mình, cần nghiên cứu hình thức hoạt động phù hợp, có kế hoạch tổ chức tuyên truyền Điều lệ công đoàn và kiến thức pháp luật cho người lao động. Nhanh chóng hình thành tổ chức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của cả người lao động và người sử dụng lao động.

- Bốn là, Các cấp, các ngành tỉnh tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật trong các quan hệ lao động như hợp đồng lao động, tiền lương và các chế độ khác cho người lao động.

Ngoài ra Tiền Giang cần mở rộng và tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương để được hướng dẫn về chuyên môn trong công tác đào tạo nhân lực, nâng cao trình độ giáo viên và tìm nguồn vốn hỗ trợ phát triển nhân lực địa phương từ Trung ương. Khai thác có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển nhân lực của Trung ương nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nhân lực của Tiền Giang.

Hiệu quả chung của giải pháp:

(1) Giúp cho cá nhân, gia đình nắm các chủ trương chính sách của Nhà nước về giáo dục, đào tạo về phát triển nhân lực để hướng nghiệp cho mình, xoá đi tư tưởng phải vào đại học của học sinh và phụ huynh.

(2) Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động để người lao động có điều kiện ổn định cuộc sống (nhà ở), tái tạo sức lao động và yên tâm công tác, để nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp.

(3) Giúp nâng cao năng lực quản lý của các sở, ban ngành tham mưu cho UBND tỉnh về phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG (Trang 156 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(306 trang)