Thực trạng về lương thưởng và phúc lợi doanh nghiệp may Tiền Giang

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG (Trang 134 - 138)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG

4.2 Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang

4.2.5 Thực trạng về lương thưởng và phúc lợi doanh nghiệp may Tiền Giang

Do đa số lao động trong các doanh nghiệp may là những lao động phổ thông (công nhân may). Đặc điểm của lao động phổ thông là làm việc để kiếm tiền, mà tiền lương chính là nguồn thu nhập chủ yếu của họ. Để duy trì những lao động giỏi và tạo động lực để người lao động làm tốt công việc của mình nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của người lao động và hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN, doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tiền lương như một công cụ thiết yếu nhằm đạt được những mục đích trên. Còn tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng tích cực đối với NLĐ trong việc phấn đấu thực hiện công việc một cách tốt hơn.

Phụ cấp cũng là một yếu tố quan trọng cấu thành nên thu nhập hàng tháng của nhân viên. Ngoài những phụ cấp thông thường mà nhân viên đều được hưởng như cơm trưa và trách nhiệm. DN may nên có thêm phụ cấp làm đêm cho bộ phận bảo vệ và tăng thêm phụ cấp dành cho những vị trí công việc đặc thù đối với công nhân trực tiếp sản xuất như sau (Công việc độc hại theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội):

+ May khuyết, khuy nút: công việc đơn điệu, căng thẳng thị giác và mệt mỏi thần kinh, chịu tác động của nóng và bụi.

+ Vận hành máy thổi form trong dây chuyền may: nhân viên đứng và đi lại suốt ca làm việc, chịu tác động của hơi nóng, ẩm.

+ Cắt vải: đứng suốt ca làm việc, căng thẳng thị giác, mệt mỏi thần kinh, chịu tác động của hơi nóng và bụi bông.

+ Vận chuyển vải trong kho nguyên liệu, kho sản phẩm: nhân viên làm những công việc thủ công nặng nhọc, đứng, đi lại suốt ca làm việc, chịu tác động của bụi bông và tiếng ồn.

- Theo báo cáo của Sở Lao động và Bảo hiểm xã hội Tiền Giang (2013) thì đa số các DN may xây dựng thang bảng lương gần với mức lương tối thiểu của nhà nước quy định để đóng tiền bảo hiểm thấp, cụ thể theo mức lương tối thiểu ở các huyện tỉnh

Tiền Giang là 1.800.000 đồng/tháng. Ngoài ra doanh nghiệp trả hỗ trợ thêm tiền chuyên cần, phụ cấp độc hại, tiền tăng ca, tiền ăn, tiền nhà trọ, khen thưởng,... bình quân khoảng 1.500.000 – 2.300.000 đồng/tháng. Cũng theo thống kê Sở Lao động, tiền lương cho người lao động (bao gồm các khoảng phụ cấp, tăng ca khen thưởng) trực tiếp bình quân khoảng từ 3.300.000 - 4.100.000 đồng/tháng, Tiền lương bộ phận quản lý bình quân khoảng từ 3.700.000 - 5.200.000 đồng/tháng, Tiền lương nhân viên bộ phận quản lý cấp cao bình quân khoảng từ 5.720.000 - 8.250.000 đồng/tháng.

Mặt khác, theo thống kê của Ban chỉ đạo giải quyết tranh chấp lao động tỉnh Tiền Giang (2013) cho thấy, có đến hơn 70% các cuộc đình công là do tiền lương thu nhập thấp, khi DN chấp nhận tăng lương hoặc phụ cấp thì người lao động mới dừng đình công và đi làm việc lại.

- Theo kết quả điều tra được nêu trong bảng 4.31 cho thấy, thu nhập người lao động làm việc tại các DN may ở mức dưới 4 triệu đồng chiếm tỷ là 35,1%, thu nhập từ 4 đến dưới 6 triệu đồng chiếm tỷ lệ 45,2%, thu nhập từ 6 triệu đến dưới 8 triệu đồng chiếm tỷ lệ 12,0%, thu nhập từ 8 triệu đến dưới 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ 4,8% và thu nhập từ 10 triệu đồng trở lên chiếm tỷ lệ 2,9%.

Bảng 4.31: Kết quả điều tra về thu nhập nhân viên trong DN may Thu nhập/tháng Số lao động Tỷ trọng (%) % tích lũy

Dưới 4 triệu đồng 73 35,1 35,1

Từ 4 đến dưới 6 triệu đồng 94 45,2 80,3

Từ 6 đến dưới 8 triệu đồng 25 12,0 92,3

Từ 8 đến dưới 10 triệu đồng 10 4,8 97,1

Từ 10 triệu đồng trở lên 6 2,9 100,0

Tổng cộng 208 100,0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Mức thu nhập được nhân viên doanh nghiệp may đánh giá ở mức trung bình trở xuống chiếm tỷ lệ 88,0%, còn ở mức khá trở lên chiếm tỷ lệ 12,0% (được nêu trong

bảng 4.32). Nhìn chung, mức thu nhập của người lao động làm việc ở các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Tiền Giang còn thấp.

Bảng 4.32: Kết quả điều tra về đánh giá mức thu nhập nhân viên

Mức thu nhập Số nhân viên Tỷ trọng (%) % Tích lũy

Thấp 41 19,7 19,7

Hơi thấp 69 33,2 52,9

Trung bình 73 35,1 88,0

Khá 22 10,6 98,6

Cao 3 1,4 100,0

Tổng cộng 208 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

- Cũng theo kết quả điều tra của 208 nhân viên được nêu trong bảng 4.33 cho thấy, có 2,4% nhân viên hoàn toàn không hài lòng mức thu nhập của mình, 25,0%

nhân viên không hài lòng, 30,8% lao động hài lòng ở mức trung bình, 40,4% nhân viên hài lòng và 1,4% nhân viên hoàn toàn hài lòng. Qua phân tích trên cho thấy, có đến 27,4% nhân viên chưa hài lòng với mức thu nhập của mình và chỉ có 41,8% nhân viên hài lòng. Điểm bình quân ở chỉ tiêu thu nhập được đánh giá là 3,13 điểm (mức trung bình) và độ lệch chuẩn là 0,891. Điều này chứng tỏ rằng chính sách tiền lương, tiền thưởng ở các DN may chưa nhận được sự đồng tình cao của nhân viên lao động.

Tiền lương chưa đáp ứng được yêu cầu công việc của người lao động.

4.2.5.2 Chế độ đãi ng nhân viên lao động

Các doanh nghiệp may ở Tiền Giang chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chế độ đãi ngộ rất ít cho người lao động, thông thường các chính sách đãi ngộ trong doanh nghiệp may gồm khen những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc, thưởng cho người lao động vào các ngày lễ, tết trong năm, tổ chức cho người lao động được tham quan, nghỉ mát. Còn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần như quà tặng cưới hỏi, ốm đau, ngày quốc tế thiếu nhi, trung thu, quốc tế phụ nữ,… thì rất ít doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ.

Theo kết quả điều tra của 208 nhân viên được nêu trong bảng 4.33 cho thấy, có 1,9% nhân viên hoàn toàn không hài lòng với chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp, 23,1%

nhân viên không hài lòng, 31,7% nhân viên hài lòng ở mức trung bình, 38,0% nhân viên hài lòng và 5,3% nhân viên hoàn toàn hài lòng. Điểm bình quân ở chỉ tiêu này đánh giá là 3,22 điểm (trên mức trung bình) và độ lệch chuẩn 0,925. Điều này cho thấy mức độ hài lòng của nhân viên về chế độ đãi ngộ chưa cao.

Bảng 4.33: Kết quả điều trả lương thưởng và phúc lợi doanh nghiệp

Chỉ tiêu Mức độ hài lòng

Tổng cộng

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn HT

không HL

Không hài lòng

Trung bình

Hài lòng

HT hài lòng Thu nhập (tiền

lương, thưởng)

Số LĐ Tỷ lệ (%)

% tích lũy

5 2,4 2,4

52 25,0 27,4

64 30,8 58,2

84 40,4 98,6

3 1,4 100,0

208 100,0

3,13 0,891

Chế độ đãi ngộ doanh nghiệp

Số LĐ Tỷ lệ (%)

% tích lũy

4 1,9 1,9

48 23,1 25,0

66 31,7 56,7

79 38,0 94,7

11 5,3 100,0

208 100,0

3,22 0,925

Phúc lợi của doanh nghiệp

Số LĐ Tỷ lệ (%)

% tích lũy

7 3,4 3,4

48 23,1 26,4

76 36,5 63,0

68 32,7 95,7

9 4,4 100,0

208 100,0

3,12 0,925

Chính sách đề bạt, thăng tiến ở DN

Số LĐ Tỷ lệ (%)

% tích lũy

3 1,4 1,4

75 36,1 37,5

68 32,7 70,2

61 29,3 99,5

1 0,5 100,0

208 100,0

2,91 0,853

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

4.2.5.3 Chế độ phúc li doanh nghip

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động và Bảo hiểm Xã hội Tiền Giang (2012, 2013). Công nhân trong các doanh nghiệp may chưa được đáp ứng và quan tâm đúng mức đã làm nảy sinh nhiều khó khăn, phức tạp về mặt xã hội. Đặc biệt về chế độ bảo hiểm xã hội, tỷ lệ người lao động được tham gia còn rất thấp (chưa tới 65% tổng số lao động). Nguyên nhân là do doanh nghiệp cố tình trốn tránh, gian lận với cơ quan chức năng. Tuy nhiên một khi công nhân bị ốm đau, thai sản, tử tuất thì hầu như người lao động phải tự xoay sở và không nhận được sự quan tâm, chăm lo từ phía người sử dụng lao động, đôi lúc còn có khả năng bị sa thải, trừ lương.

Ngoài ra theo kết quả điều tra của 208 nhân viên được nêu trong bảng 4.33 cho thấy, có 3,4% nhân viên hoàn toàn không hài lòng với các khoản phúc lợi của doanh nghiệp, 23,1% lao động không hài lòng, 36,5% nhân viên hài lòng ở mức độ trung bình, 32,7% nhân viên hài lòng và 4,4% nhân viên hoàn toàn hài lòng. Điểm bình quân ở chỉ tiêu phúc lợi được đánh giá là 3,12 điểm trong thang đo 5 mức độ và độ lệch chuẩn 0,925. Điều này cho thấy các doanh nghiệp may chưa quan tâm nhiều đến các khoản phúc lợi cho người lao động.

Dựa vào kết quả được nêu trong bảng 4.34 cho thấy, biến V44, V41 và V40 được đại diện các doanh nghiệp may đánh giá thấp trong nhóm nhân tố, giá trị trung bình lần lượt là 3.49, 3.51 và 3.54 và tập trung ở điểm 4 (Mod = 4). Do đó trong thời gian tới, các doanh nghiệp may cần tập trung cải thiện tiền lương, thưởng và phúc lợi cho người lao động.

Bảng 4.34: Giá trị thực trạng các biến đo lường lương thưởng và phúc lợi

Thang đo N Giá trị

trung bình

Mod Độ lệch chuẩn V40: Lương thưởng trả cho NLĐ tương xứng với kết quả công việc. 270 3.54 4 .970 V41: Lương thưởng trả cho NLĐ tương xứng với kết quả kinh doanh 270 3.51 4 .852 V42: Chế độ lương thưởng kích thích sự nỗ lực của nhân viên 270 3.68 4 .886 V43: Chế độ đãi ngộ cho NLĐ hiện nay rất đa dạng, hấp dẫn 270 3.59 4 .997 V44: Chế độ phúc lợi rõ ràng, công khai minh bạch cho NLĐ 270 3.49 4 .903

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG (Trang 134 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(306 trang)