CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG
4.1 Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang
4.1.3 Thực trạng về giáo dục đào tạo và pháp luật lao động Tiền Giang
4.1.3.1 Hệ thống giáo dục đào tạo nhân lực
Về hệ thống đào tạo nhân lực
Hiện nay, toàn tỉnh hiện có 28 cơ sở dạy nghề công lập, trong đó có 2 đơn vị đào tạo do Trung ương quản lý11 (Trường Trung cấp Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin III và Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ) và 19 cơ sở đào tạo do địa phương quản lý bao gồm 01 trường đại học (Đại học Tiền Giang), 01 trường cao đẳng Y tế, 05 trường cao đẳng, trung cấp nghề (Trường Cao đẳng nghề Tiền Giang, trường
11 Báo cáo UBND tỉnh Tiền Giang (2013)
Trung cấp nghề khu vực Cai Lậy, trường Trung cấp nghề khu vực Gò Công, Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Tiền Giang, Trường Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật Liên đoàn lao động), 05 trường trung cấp chuyên nghiệp, trong đó có 4 trường có dạy nghề (Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tiền Giang, Trường Trung cấp Kỹ thuật nghiệp vụ Cái Bè, Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy, Trường Trung cấp Bách khoa Gò Công), 07 trung tâm dạy nghề (trung tâm dạy nghề huyện Châu Thành, Tân Phước, Cái Bè, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và Tân Phú Đông), 03 trung tâm giới thiệu việc làm (Trung tâm giới thiệu việc làm Tiền Giang, thanh niên và phụ nữ), 04 trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp (Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông).
Ngoài các cơ sở dạy nghề công lập, thời gian qua tỉnh có trên 5 cơ sở dạy nghề ngoài công lập. đa số có quy mô nhỏ đào tạo khoảng hơn 500 học viên chủ yếu là đào tạo nghề ngắn hạn, học viên là công nhân của công ty; đội ngũ giáo viên là những người có kinh nghiệm đi trước nên nội dung đào tạo chưa phong phú, không có chương trình giảng dạy theo chuẩn nên chất lượng đào tạo không cao, chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất của chính doanh nghiệp đào tạo.
Kết quả đào tạo nhân lực năm 2009 - 2013
Tổng số lao động được đào tạo từ năm 2009 – 2013 là 204.502 người (được nêu trong bảng 4.8), trung bình mỗi năm đào tạo 40.901 lao động, tăng bình quân là 11,4%. Bao gồm:
- Số lao động qua đào tạo ngắn hạn giai đoạn 2009 – 2013 là 164.148 người, bình quân mỗi năm đào tạo khoảng 32.830 lao động, tăng bình quân 10,3%/năm.
- Số lao động đạt trình độ sơ cấp nghề giai đoạn 2009 – 2013 là 14.436 người, bình quân mỗi năm đào tạo khoảng 2.887 lao động, tăng 16,5%/năm.
- Lao động tốt nghiệp trung cấp giai đoạn 2009– 2013 là 9.464 người, bình quân mỗi năm đào tạo trên 1.893 lao động, tăng bình quân 16,3%/năm.
- Số lao động đạt trình độ cao đẳng giai đoạn 2009 – 2013 là 4.643 người, bình quân mỗi năm đào tạo trên 929 lao động, tăng bình quân 17,1%/năm.
- Quy mô đào tạo đại học và sau đại học cũng tăng theo. Số lượng sinh viên tăng nhanh qua các năm từ 1.755 sinh viên trong năm 2009 lên 3.036 sinh viên năm 2013.
Tổng số lao động được đào tạo giai đoạn 2009 - 2013 là 11.810, bình quân mỗi năm đào tạo trên 2.362 lao động tốc độ tăng bình quân 14,8%/năm.
Qua phân tích trên cho thấy, thực trạng hệ thống giáo dục đào tạo còn rất nhiều bất cập, đó là:
- Quy hoạch hệ thống các trường, cơ sở dạy nghề chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Thật vậy, hiện nay toàn tỉnh Tiền Giang có trên dưới 28 cơ sở đào tạo.
Tuy nhiên các trường, cơ sở dạy nghề phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở TP Mỹ Tho. Ở Tiền Giang đang diễn ra một xu hướng là có rất nhiều trường, trung tâm đào tạo, trung tâm dạy nghề tại Tiền Giang cùng đào tạo một ngành nghề nào đó (ví dụ như kế toán, tin học, quản trị kinh doanh, du lịch, trang điểm,…) trong khi đó có những nghề (đào tạo công nghệ may, thiết kế thời trang, kỹ thuật vận hành máy, điện công nghiệp,…) ít hoặc chưa có trường dạy. Các ngành đào tạo giữa các trường đang chồng chéo nhau nên các chỉ tiêu tuyển sinh không đạt.
Bảng 4.8: Hiện trạng lao động được đào tạo Tiền Giang năm 2009 – 2013
ĐVT: Lao động
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
I. Tổng số 32.657 35.866 39.478 46.323 50.178
- Đào tạo ngắn hạn 26.770 29.260 31.768 36.790 39.560
- Tốt nghiệp sơ cấp nghề 2.082 2.340 2.795 3.400 3.819
- Tốt nghiệp trung cấp 1.373 1.526 1.792 2.274 2.499
- Tốt nghiệp cao đẳng 677 752 857 1.093 1.264
- Tốt nghiệp đại học trở lên 1.755 1.988 2.266 2.765 3.036
II. Cơ cấu (Tổng số =100%) 100 100 100 100 100
- Đào tạo ngắn hạn 81,97 81,58 80,47 79,42 78.84
- Tốt nghiệp sơ cấp nghề 6,38 6,52 7,08 7,34 7,61
- Tốt nghiệp trung cấp 4,20 4,25 4,54 4,91 4,98
- Tốt nghiệp cao đẳng 2,07 2,10 2,17 2,36 2,52
- Tốt nghiệp đại học trở lên 5,37 5,54 5,74 5,97 6,05
Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo 2009-2013