Hạn chế của đề tài và hướng đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG (Trang 183 - 306)

Nghiên cứu này đem lại kết quả và những đóng góp nhất định, phần nào giúp cho các doanh nghiệp may và các ngành tỉnh Tiền Giang hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may và thực trạng của những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may Tiền Giang. Tuy nhiên, cũng như mọi nghiên cứu khác, nghiên cứu này vẫn còn những điểm hạn chế sau:

- Thứ nhất, do hạn chế về điều kiện nghiên cứu như thời gian, chi phí,… nên nghiên cứu chỉ tập trung thực hiện trong phạm vi các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, việc thực hiện điều tra chỉ trên địa bàn này sẽ không phản ánh chính xác cho toàn bộ lực lượng lao động trong lĩnh vực may trên nước Việt Nam.

Nếu phạm vi điều tra được tiến hành mở rộng trên phạm vi cả nước thì kết quả nghiên cứu sẽ mang tính khái quát hơn. Đây là một hướng cho nghiên cứu tiếp theo.

- Thứ hai, nghiên cứu này tập trung 9 yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may Tiền Giang. Tuy nhiên, còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực. Thêm vào đó, nghiên cứu này cũng mới chỉ nghiên cứu đến mức độ quan trọng của yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực các doanh nghiệp. Nghiên cứu tiếp theo cần khai thác, có thể tìm ra các yếu tố mới nhằm bổ sung hoàn hảo cho mô hình phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may. Đó cũng chính là các hướng cho những nghiên cứu tiếp theo cho đề tài.

- Thứ ba, do điều kiện loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, quy mô lao động, quy mô vốn đầu tư, chính sách đào tạo, chính sách lương thưởng, phúc lợi, môi trường làm việc, công tác quản trị,… của mỗi doanh nghiệp may có những đặc điểm khác nhau, nên những giải pháp và kiến nghị đề xuất chỉ mang tính chất đại diện chung cho tất cả các doanh nghiệp may, với những giải pháp trên sẽ giúp cho tất cả các

doanh nghiệp may Tiền Giang có thể tham khảo để vận dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp mình. Các nghiên cứu tiếp theo, theo tác giả khi nghiên cứu đề tài có liên quan đến lĩnh vực nguồn nhân lực thì đề tài nghiên cứu nên gắn liền với một doanh nghiệp (như Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty,…), nhằm giúp cho việc phân tích đánh giá thực trạng nguồn nhân lực gắn liền với thực tế của doanh nghiệp hơn, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp mới ứng dụng gắn liền với điều kiện thực tế của một doanh nghiệp. Hoặc các nghiên cứu tiếp theo đề tài nên chọn một loại hình doanh nghiệp may, với số lượng lao động từ 500 lao động trở lên (chẳng hạn như loại hình doanh nghiệp TNHH hoặc doanh nghiệp Cổ phần hoặc Doanh nghiệp FDI) khi đó giải pháp sẽ ứng dụng thực tiễn cho loại hình doanh nghiệp hơn.

Bên cạnh đó, những giải pháp về nguồn nhân lực thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp may mà luận án đề xuất là những giải pháp mang tính chất khuyến nghị riêng của ngành may để các nhà hoạch định chính sách về nguồn nhân lực Tiền Giang tham khảo chọn lựa những khuyến nghị tối ưu để ban hành các chính sách mới về nguồn nhân lực áp dụng cho ngành may nói riêng và áp dụng cho cả tỉnh Tiền Giang nói chung, sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của từng giai đoạn ở Tiền Giang./.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ---

1. Nguyễn Thanh Vũ, (2009), “Các giải pháp thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang” Tạp chí phát triển kinh tế - Tạp chí khoa học của Trường Đại học kinh tế TP HCM, tháng 3 năm 2009.

2. Nguyen Thanh Vu, (2009), “Measures to Attract Investment to Tien Giang Industrial Parks” Economic Development - The HCMC University of Economics – Ministry of Eduacation & Training – April 2009.

3. Nguyễn Thanh Vũ, (2011), “Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang đến năm 2020” Tạp chí Kinh tế và Phát triển kinh tế (ISSN: 1859-0012) - Tạp chí khoa học của Trường Đại học kinh tế Quốc dân, tháng 2 năm 2011.

4. Nguyễn Thanh Vũ, Hồ Tiến Dũng (2012), “Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2020” Tạp chí Kinh tế và Phát triển kinh tế (ISSN: 1859-0012) - Tạp chí khoa học của Trường Đại học kinh tế Quốc dân, tháng 8 năm 2012.

5. Nguyễn Thanh Vũ, Hồ Tiến Dũng (2013), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang” Tạp chí Kinh tế và Phát triển (ISSN: 1859-0012) - Tạp chí khoa học của Trường Đại học kinh tế Quốc dân, tháng 12 năm 2013.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TIẾNG VIỆT:

1. Ban quản lý các KCN Tiền Giang, 2008 - 2013. Báo cáo tổng kết hàng năm.

2. Bộ Công thương Việt Nam, 2008 - 2013. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động công nghiệp hàng năm.

3. Bộ Công thương Việt Nam, 2012. Quyết định 42/QĐ-BCT Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020

4. Bộ Công thương Việt Nam, 2008. Quyết định phê duyệt chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

5. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2008. Kinh tế nguồn nhân lực, Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

6. Lê Anh Cường và cộng sự, 2004. Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự. Hà Nội: Nhà xuất Lao động - Xã hội.

7. Cục Thuế Tiền Giang, 2008 - 2013. Báo cáo tổng kết hàng năm.

8. Cục Thống kê Tiền Giang, 2005 – 2013. Niên Giám thống Tiền Giang.

9. Chính phủ Việt Nam, 2012. Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

10. Chính phủ Việt Nam, 2012. Quyết định 429/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

11. Chính phủ Việt Nam, 2009. Quyết định số 17/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/01/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.

12. Chính phủ Việt Nam, 2006. Quyết định số 1107/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/08/2006 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các KCX – KCN Việt Nam đến năm 2020.

13. Chính phủ Việt Nam, 2013. Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 10/05/2013 của Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Điều 10 của Bộ Luật lao động về quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

14. Chính phủ Việt Nam, 2013. Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/05/2013 của Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.

15. Chính phủ Việt Nam, 2013. Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.

16. Chính phủ Việt Nam, 2009. Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo củng cố, kiện toàn tổ chức nhân sự làm công tác quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm, đảm bảo có sự gắn kết giữa dạy nghề với giải quyết việc làm.

17. Đàm Nguyễn Thuỳ Dương, 2004. Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở TP.HCM. Luận án tiến sỹ địa lý Kinh tế và chính trị, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

18. Trần Kim Dung, 2011. Quản trị nguồn nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

19. Trần Kim Dung, 2005. Nhu cầu, sự thỏa mãn của nhân viên và mức độ gắn kết đối với tổ chức. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM, mã số B2004-22-67.

20. Lê Thị Hồng Điệp, 2010. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội

21. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam.

22. Nguyễn Thanh Hội và Phan Thăng, 2006. Quản trị học, Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

23. Phạm Minh Hạc, 1996. Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

24. Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 2008 - 2013. Báo cáo tổng kết ngành dệt may năm.

25. Lê Thị Mỹ Linh, 2009. Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

26. Liên đoàn Lao động Tiền Giang, 2005 - 2013. Báo cáo tổng kết năm.

27. Bùi Văn Nhơn, 2006. Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản Tư pháp.

28. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2008. Doanh nghiệp Việt Nam 2007, Lao động và phát triển nguồn nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.

29. Đỗ Văn Phức, 2004, Quản lý nhân lực của doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

30. Quốc hội Việt Nam, 1994. Bộ Luật Lao động năm 1994 và được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007.

31. Quốc hội Việt Nam, 2012. Bộ Luật Lao động năm 2012.

32. Sở Công thương Tiền Giang, 2005- 2013. Báo cáo tổng kết năm.

33. Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang, 2007 - 2013. Báo cáo tổng kết năm.

34. Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang, 2005 - 2013. Báo cáo tổng kết năm.

35. Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang, 2011 “Quy hoạch phát triển ngành Giáo dục Tiền Giang đến năm 2020”.

36. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tiền Giang, 2005 - 2013. Báo cáo tổng kết hàng năm.

37. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tiền Giang, 2010 “Quy hoạch phát triển ngành Lao động Thương binh và Xã hội Tiền Giang đến năm 2020”.

38. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tiền Giang, 2013. Báo cáo thống kê tình hình tranh chấp lao động, đình công, lãng công trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2009 - 2013.

39. Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang, 2012. Báo cáo chuyên đề “Một số vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đồng bằng sông Cửu Long”.

40. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

41. Nguyễn Hữu Thân, 2007. Quản trị nhân sự, Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

42. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009. Nghiên cứu khoa học trong Quản trị kinh doanh, Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

43. Nguyễn Hữu Tuân, 2005. Quản trị nhân sự. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

44. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mọng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

45. Bùi Thị Thanh, 2005. Phát triển nguồn nhân lực vùng ĐBSCL đến năm 2020.

Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

46. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, 2011. Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011-2020 .

47. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, 2007 - 2013. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm.

48. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, 2012. Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Tiền Giang đến năm 2020.

49. Viện kinh tế Trung Ương (CIEM), 2008. Kết quả điều tra doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007: Nhà xuất bản tài chính.

II. TIẾNG ANH:

50. Simon Dolan and Randall Schuler, 1994. Human Resource Management, Ontario: Nelson Canada.

51. Hill, R. and Sterwart, J. 1999. Human Resouce Development in small organisations. Human resouce development International, 2,2:103-23.

52. Jim Stewart and Graham Beaver, 2004. HRD in Small Organisations Research and practice. Routledge Publisher .

53. Guest, D. E., 1997. Human resource management and performance: A review and research agenda. International Journal of Human Resource Management, 8:

263-76.

54. Rosemary Hill and Jim Stewart, 2000. Human resource development in small organizations. Journal of European Industrial Training. Bradford: Vol.24, Iss.

2/3/4; pg. 105

55. Hall, D.T.1984, Human resource development and organizational effectiveness, in Fombrum C., Ticky, N. and Devanna M. (Eds), Strategic Human Resource Management, John Wiley & Sons, New York, NY, 1984.

56. Pfeffer, J., 1998. Seven Practices of Successful Organizations.

California Management Review, Vol 40, no. 2, p.96-124.

57. Richard S. Mansfileld, 1996. Building Competency Models: Approaches for HR Professionals. Human Resource Management Journal. Spring 1996, Vol 35, Number 1.

58. Jerry w. Gilley, Steven a. Eggland, and Ann Maycunich Gilley, 2002. Principles of human resource development. Perseus Publishing. Second edition.

59. Singh K 2004. Impact of HR practices on perceived firm performance in India'.

Asia pacific. Journal of Human Resources 42:3 301-317.

60. Shaghayegh Vahdat, 2012. Essential Independent Factors for Developing Human Resource In Iran's Hospitals. World Applied Sciences Journal 19 (11): 1591- 1595, 2012.

61. Leonard Nadler, 1984. The handbook of human resource development. Wiley- interscience Publication.

62. Stivastava M/P 1997 “ Human resource planing: Aproach needs assessments and priorities in manpower planing”; NXB Manak New Delhi 1997.

63. Henrietta Lake (2008), Analysis of human resource management practices indonesia’s labor intensive light manufacturing industries, Stta henrietta lake.

64. Pankaj Tiwari Shri Chimanbhai Patel Institute of Management & Research Ahmedabad-380051 (India) Karunesh Saxena (2012), Human Resource Management Practices: A Comprehensive Review .

65. Zubair A Marwat & Qureshi M Tahir, 2011. Impact Of Human Resource Management (Hrm) Practices On Employees Performance

66. Le Chien Thang and Truong Quang, 2005. Antecedents and consequences of dimensions of human resource management practices in Vietnam. Int. J. of Human Resource Management, 16(10 October): 1830-1846.

67. Morrison EW. (1996), Organizational Citizenship Behavior as a Critical Link between HRM Practices”. Human Resource Management (1986 – 1998), Winter 1996; 35, 4, ABI/Inform Global, pp. 493

III. THÔNG TIN TRÊN INTERNET

68. http://vietbao.vn/Viec-lam/Ly-do-nhay-viec-cua-nhan-vien-nganh- CNTT.

69. http://smallbusiness.chron.com/factors-affecting-human-resource-plans 70. http://www.chinhphu.vn

71. http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt.

72. http://www.moit.gov.vn 73. http://www.molisa.gov.vn 74. http://www.tiengiang.gov.vn 75. http://www.youtemplates.com 76. http://www.www.gso.gov.vn 77. http://www.hict.edu.vn/index.htm 78. www.vinatex.com

79. www.vietnamtextile.org.vn

80. http://vietbao.vn/Kinh-te/De-dau-tu-nguon-nhan-luc-hieu-qua

81. http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3n_tr%E1%BB%8B_nh%C3%A2n _s%E1%BB%B1

82. http://www.hrmars.com/journals

83. http://files.eric.ed.gov/fulltext/ED504405.pdf

PHỤ LỤC ---

PHỤ LỤC 01: DÀN BÀI THẢO LUẬN – PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH

A. Phần giới thiệu Xin chào quý Anh /chị.

Tôi tên là Nguyễn Thanh Vũ hiện đang học nghiên cứu sinh của Trường Đại học kinh tế TP HCM. Hiện tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cu các yếu t nh hưởng đến phát trin ngun nhân lc ca các doanh nghip may tnh Tin Giang”. Cuộc khảo sát này có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực các doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang. Rất mong Anh/chị dành chút thời gian trao đổi một số suy nghĩ và góp ý giúp tôi về vấn đề này.

Những câu hỏi này chỉ nhằm mục đích thu thập quan điểm của Anh/chị. Tôi cam đoan tất cả các thông tin mà Anh/chị cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu này.

Mục đích cuộc thảo luận: Khám phá, điều chỉnh bổ sung và khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của các DN may tỉnh Tiền Giang.

Rất mong được sự hỗ trợ của quý Anh/chị!

B. Chương trình thảo luận

- Giới thiệu lý do, mục đích, các chuyên gia tham dự thảo luận.

- Giới thiệu nội dung thảo luận.

- Tiến hành thảo luận.

- Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp tham dự.

C. Nội dung thảo luận (Gợi ý các yếu tố cấu thành thang đo).

I. Phần 1: Phần xác định các thành phần nguồn nhân lực ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp.

Anh/chị có thể cho biết phát triển nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang bao gồm có những thành phần (yếu tố) nào? Vậy theo Anh/chị những

thành phần này có ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may hay không? Tại sao?

Phần gợi ý các yếu tố ảnh hưởng về nguồn nhân lực thuộc môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp.

* Các yếu t v ngun nhân lc thuc môi trường bên ngoài doanh nghip 1. Môi trường kinh tế xã hội địa phương

2.Yếu tố con người (Chất lượng lao động cá nhân người lao động) 3. Giáo dục đào tạo và pháp luật về lao động ở địa phương.

4. Khoa học công nghệ.

5. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước về nguồn nhân lực.

………

* Các yếu t v ngun nhân lc thuc môi trường bên trong doanh nghip 1. Phân tích công việc

2. Thu hút và tuyển dụng lao động 3. Đào tạo và phát triển

4. Đánh giá kết quả thực hiện công việc 5. Môi trường làm việc (Điều kiện làm việc) 6. Quan hệ lao động (quản lý, cấp trên cấp dưới) 7. Tiền lương, tiền thưởng

8. Phúc lợi doanh nghiệp

………

Ngoài các yếu tố về nguồn nhân lực thuộc môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may ở trên thì Anh/chị vui lòng đóng góp bổ sung thêm hoặc bỏ đi một số yếu tố phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Tiền Giang.

Theo Anh/Chị thì còn những yếu tố nào khác có thể biết về nguồn nhân lực thuộc môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang? (Anh/chị trao đổi và đưa ra các ý kiến của mình)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG (Trang 183 - 306)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(306 trang)