Tuyển dụng lao động cao đẳng, đại học trở lên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG (Trang 116 - 120)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG

4.2 Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang

4.2.1 Về tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp may Tiền Giang

4.2.1.4 Tuyển dụng lao động cao đẳng, đại học trở lên

Theo kết quả điều tra 72 DN may được nêu trong bảng 4.17 cho thấy, có 4,2%

DN cho rằng khả năng tuyển dụng rất dễ dàng, 6,9% tuyển dụng dễ dàng, 40,3% tuyển dụng bình thường, 36,1% tuyển dụng khó, 12,5% tuyển dụng rất khó. Nhìn chung cho

thấy, khả năng tuyển dụng khó trở lên ở trình độ lao động ở bậc cao đẳng, đại học chiếm 48,6%.

Bên cạnh đó, chính sách tuyển dụng lao động ở các doanh nghiệp may chưa được người lao động đánh giá mức độ cao. Theo kết quả điều tra của 208 nhân viên được nêu trong bảng 4.18 cho thấy, có 2,4% nhân viên hoàn toàn không hài lòng với công tác tuyển dụng lao động, 16,8% nhân viên không hài lòng, 22,1% nhân viên hài lòng ở mức trung bình, 51,9% nhân viên hài lòng và 4,7% nhân viên hoàn toàn hài lòng.

Điểm bình quân ở chỉ tiêu này được đánh giá 3,44 điểm và độ lệch chuẩn là 0,930.

Việc phân công bố trí và sử dụng đúng người đúng việc là một trong những vấn đề cơ bản để thực hiện tốt công việc, sử dụng tốt hiệu quả nguồn nhân lực hiện có sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra của 208 nhân viên được nêu trong bảng 4.18 cho thấy, có 2,9% nhân viên hoàn toàn không hài lòng với công tác bố trí và sử dụng lao động, 26,4% nhân viên không hài lòng, 28,4% nhân viên hài lòng ở mức độ trung bình, 37,5% nhân viên hài lòng và 4,8%

nhân viên hoàn toàn hài lòng. Điểm bình quân chỉ tiêu này được đánh giá rất thấp là 3,15 (mức trung bình) và độ lệch chuẩn là 0,964. Chứng tỏ rằng công tác bố trí và sử dụng lao động hiện nay ở các doanh nghiệp may chưa phù hợp với trình độ và khả năng của người lao động.

Bảng 4.18: Kết quả điều tra công tác tuyển dụng và bố trí công việc

Chỉ tiêu Mức độ hài lòng Tổng

cộng Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn không HT

hài lòng

Không hài lòng

Trung bình Hài

lòng HT hài lòng Chính sách tuyển

dụng DN

Số LĐ Tỷ lệ (%)

% tích lũy

5 2,4 2,4

35 16,8 19,2

46 22,1 41,3

108 51,9 93,3

14 6,7 100,0

208 100,0

3,44 0.930

Công tác bố trí công việc DN

Số LĐ Tỷ lệ (%)

% tích lũy

6 2,9 2,9

55 26,4 29,3

59 28,4 57,7

78 37,5 95,2

10 4,8 100,0

208 100,0

3,15 0,964

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Mức độ bố trí công việc phù hợp: Theo kết quả điều tra của 143 lao động có trình độ công nhân kỹ thuật có bằng, trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên thì mức độ bố trí công việc phù hợp với chuyên môn tại các doanh nghiệp may như sau:

+ Kết quả điều tra được nêu trong bảng 4.19 cho thấy, mức độ phù hợp giữa chuyên ngành đào tạo của nhân viên với công việc được giao thì tỷ lệ mức độ phù hợp chiếm tỷ lệ cao nhất là 35,7%, tương đối phù hợp chiếm 29,3%, trong khi đó tỷ lệ mức độ không phù hợp và ít phù hợp chiếm tỷ lệ 35,0%. Với tỷ lệ này cho thấy, chuyên ngành đào tạo của nhân viên với công việc được giao ở các DN may là tương đối phù hợp. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một lượng không nhỏ nhân viên chưa thực sự phù hợp giữa chuyên ngành được đào tạo và công việc được giao.

Bảng 4.19: Kết quả điều tra về mức độ bố trí công việc phù hợp chuyên môn

Mức độ Tần số (LĐ) Tỷ trọng (%) % Tích lũy

Phù hợp 51 35,7 35,7

Tương đối phù hợp 42 29,3 65,0

Ít phù hợp 39 27,3 92,3

Không phù hợp 11 7,7 100,0

Tổng cộng 143 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

+ Nguyên nhân chủ yếu ở mức độ bố trí không phù hợp hoặc ít phù hợp công việc của nhân viên ở 50 nhân viên may được nêu trong bảng 4.20 là do doanh nghiệp bố trí kiêm nhiệm nhiều công việc (chiếm tỷ lệ 36,0%), thứ 2 là do kiến thức và kỹ năng học ở cơ sở đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu công việc (chiếm tỷ lệ 30,0%), thứ 3 doanh nghiệp bố trí không đúng ngành nghề đào tạo (chiếm tỷ lệ 26,0%) và cuối cùng lý do khác (chiếm tỷ lệ 8,0%) là thiếu sự đa dạng hóa các chuyên ngành đào tạo hay việc đào tạo chưa đáp ứng kịp nhu cầu của các doanh nghiệp.

Bảng 4.20: Kết quả điều tra về bố trí công việc ít và không phù hợp

Nguyên nhân Số nhân viên Tỷ trọng (%)

DN bố trí không đúng ngành nghề đào tạo 13 26,0

DN bố trí kiêm nhiệm nhiều công việc 18 36,0

Kiến thức và kỹ năng học ở cơ sở đào tạo chưa đáp

ứng yêu cầu 15 30,0

Lý do khác 4 8,0

Tổng cộng 50 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Chính sự chưa phù hợp giữa chuyên ngành đào tạo của nhân viên với công việc của doanh nghiệp dẫn đến việc sử dụng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp may chưa đạt hiệu quả cao.

Xuất phát từ việc khả năng tuyển dụng khó và rất khó đối với trình độ chuyên môn như đã trình bày ở phần thực trạng về tuyển dụng lao động ở trên. Tác giả đã tiến hành điều tra của 67 DN may cung cấp thông tin tuyển dụng từ khó trở lên (được nêu trong bảng 4.21) cho thấy, có 41,8% doanh nghiệp có ý kiến cho rằng nguyên nhân tuyển dụng khó là mức độ cạnh tranh lao động giữa các DN cùng ngành may cao, thứ hai là do số lượng chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu công việc chiếm tỷ lệ 31,3%, thứ ba ngành nghề đào tạo tại địa phương chưa đáp ứng kịp chiếm tỷ lệ 19,4%

và cuối cùng là nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ 7,5%.

Bảng 4.21: Kết quả điều tra nguyên nhân tuyển dụng khó

Nguyên nhân Số DN Tỷ trọng (%)

Số lượng và chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu công việc 21 31,3

Cạnh tranh lao động giữa các DN cùng ngành may cao 28 41,8

Ngành nghề đào tạo tại địa phương chưa đáp ứng kịp 13 19,4

Khác 5 7,5

Tổng cộng 67 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Dựa vào kết quả được nêu trong bảng 4.22 cho thấy, biến V19 được đại diện các doanh nghiệp may đánh giá thấp (giá trị trung bình là 3.58) và tập trung ở điểm 4 (Mod = 4). Do đó trong thời gian tới, các doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang cần tập trung vào xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn nhân viên.

Bảng 4.22: Giá trị thực trạng các biến đo lường thành phần tuyển dụng lao động

Thang đo N Giá trị

trung bình

Mod Độ lệch chuẩn V18: Hệ thống tuyển dụng của DN đảm bảo tính khoa học 270 3.66 4 .946 V19: Tiêu chuẩn tuyển chọn nhân viên được xác định cụ thể

rõ ràng và khách quan

270 3.58 4 .920

V20: Người được tuyển dụng có đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện công việc

270 3.76 4 .928

V21: Chính sách thu hút, bố trí sử dụng lao động của doanh nghiệp hiện nay là hợp lý

270 3.73 4 .966

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(306 trang)