Giải pháp đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo và pháp luật về lao động

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG (Trang 152 - 156)

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

5.3 Những giải pháp phát triển nguồn nhân lực các doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang đến năm 2020

5.3.1 Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang

5.3.1.3 Giải pháp đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo và pháp luật về lao động

Để nâng cao khả năng cung ứng nguồn nhân lực của các cơ sở đào tạo cho các doanh nghiệp nói chung và cho doanh nghiệp may theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng một cách có chất lượng, tác giả nhận thấy các cơ sở đào tạo cần phải xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo nghề phải đảm bảo yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và thị trường lao động. Việc xây dựng chương trình đào tạo sát hơn với yêu cầu thực tiễn của nền sản xuất hiện đại của doanh nghiệp sẽ làm cho chất lượng đào tạo nghề được đánh giá cao hơn. Để đạt được điều đó, cần có sự liên kết, phối hợp giữa nhà trường, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đào tạo và cả người học nghề trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo. Cụ thể việc xây dựng chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo cần tập trung các nội dung sau:

- Một là, Cải tiến lại chương trình đào tạo theo định hướng mỗi năm sinh viên được tiếp cận với thực tế tại doanh nghiệp từ 1 – 3 tháng nhằm giúp sinh viên sớm tiếp thu được các tình huống thực tế tại doanh nghiệp để mang vào các bài học, sớm hình thành tác phong công nghiệp và sử dụng kiến thức của mình để giải quyết các tình huống thực tế đang diễn ra tại doanh nghiệp.

- Hai là, Cải tiến lại giáo trình đào tạo theo định hướng tích hợp nhiều tình huống thực tế vào giáo trình để sinh viên có khả năng tự tư duy để giải quyết các tình huống thực tế ngay cả trong thời gian không có mặt tại doanh nghiệp.

- Ba là, Đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng sử dụng nhiều đồ án, bài tập lớn; sử dụng phương pháp dự án trong giảng dạy nhằm nâng cao khả năng tự học, tự suy nghĩ của sinh viên trong việc ứng dụng các kiến thức lý thuyết để giải quyết các vấn đề thực tiễn tại doanh nghiệp ngay từ trong quá trình đào tạo.

- Bốn là, Luật giáo dục đã chỉ rõ giảng viên là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo, do vậy để triển khai đào tạo đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng một cách có chất lượng thì giảng viên phải là người đã từng có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh hoặc đã từng kết hợp với doanh nghiệp để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn tại doanh nghiệp. Để có được đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm, các trường cần chú trọng luân chuyển giảng viên đi làm việc hoặc bồi dưỡng dài ngày tại các doanh nghiệp theo phương thức làm việc liên tục tại doanh nghiệp từ 6 tháng đến 1 năm hoặc mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp khoảng 3 tháng theo các chuyên đề xác định trước; giáo viên phải được tham gia làm việc như cán bộ của doanh nghiệp may thật chứ không chỉ quan sát và viết báo cáo.

- Năm là, Cùng với việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo ở trên thì phương pháp đào tạo cũng phải được đổi mới theo hướng hiện đại, cập nhật công nghệ sản xuất tiên tiến. Muốn thực hiện được điều này, phía cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cũng cần hợp tác với nhau để thực hiện một số hoạt động như:

+ Tổ chức, hướng dẫn, giới thiệu cho sinh viên tham quan thực tế nghề nghiệp tương lai ở các nhà máy, dây chuyền sản xuất thực tế ở doanh nhiệp. Điều này sẽ tạo động lực hơn cho người học.

+ Tổ chức quá trình dạy - học thực tập sản xuất ngay trong môi trường thực tiễn sản xuất ở các nhà máy, xưởng với những trang thiết bị hiện đại đang vận hành. Điều này sẽ giảm bớt sự “lạc hậu” cho người học sau khi tốt nghiệp và doanh nghiệp cũng không phải mất thời gian để đào tạo lại.

Th hai: Gii pháp hoàn thin cơ cu h thng đào to ngh và phân lung đào to

- Giải pháp cơ cấu hệ thống đào tạo nghề:

Nhằm nâng cao hệ thống đào tạo nghề theo hướng đào tạo lao động kỹ thuật thực hành đối với may thì Tiền Giang nên cơ cấu theo 2 cấp bậc sau:

+ Đối với học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở. Tỉnh nên đào tạo công nhân kỹ thuật bán lành nghề với thời gian dưới 1 năm, phát huy đào tạo ngành nghề từ trung tâm dạy nghề. Đào tạo cấp trình độ này nhằm cung cấp lao động cho nhu cầu phát triển ngành nghề đơn giản phục vụ. Tỷ trọng lao động ở cấp độ này sẽ giảm dần theo thời gian.

+ Đối với học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc được đào tạo công nhân kỹ thuật bán lành nghề ở bậc trung học cơ sở), tỉnh cần đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề với thời gian từ 1-2 năm. Lao động được đào tạo ở cấp trình độ này chủ yếu để phục vụ nhu cầu của các khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, những dây chuyền sử dụng công nghệ hiện đại.

Việc xây dựng 2 cấp đào tạo này nhằm mục đích mở rộng cửa đón hầu hết học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở và phổ thông trung học tham gia học nghề, tạo nhiều cơ hội học lên cao cho những học sinh này khi họ có đủ điều kiện.

- Giải pháp phân luồng đào tạo:

Bên cạnh sự đổi mới mạnh mẽ giáo dục và đào tạo nghề, phải có sự tuyên truyền để thực sự đổi mới trong tư duy của phụ huynh, vì sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, phu huynh thường không muốn cho con em mình thi vào các trường dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp mà chỉ mong muốn con mình học đại học, cao đẳng.

Đây là mong muốn chính đáng nhưng chưa hẳn đã phù hợp với sức học của mỗi học sinh, do vậy cần có sự phân luồng đào tạo một cách hợp lý.

Sự phân luồng đào tạo này sẽ giúp cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS và THPT để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu về số lượng và nâng cao chất lượng đầu vào cho các trường đào tạo nghề. Sự phân luồng nên theo hướng tăng nhanh tỷ lệ học sinh học nghề ở hệ thống dạy nghề hoặc tại các cơ sở dạy nghề có kết hợp với học văn hóa,

một mặt góp phần giải quyết vấn đề số lượng và chất lượng đầu vào cho các trường đào tạo nghề từ đó có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường sức lao động hiện nay và các năm tiếp theo. Xu hướng hợp lý hiện nay là nên phân luồng học sinh theo tỷ lệ là 6/4, tức sẽ có 60% học sinh vào các trường phổ thông trung học, 40% học sinh được đào tạo nghề để đáp ứng nhanh cho nhu cầu thị trường lao động và trong tương lai có thể nâng tỷ lệ này lên (ở một số nước phát triển tỷ lệ này là 50% - 50%).

- Giải pháp liên thông trong đào tạo:

Hiện nay, trong các doanh nghiệp may đòi hỏi một số lượng lớn người công nhân, nhân viên nghiệp vụ phải có trình độ cao đẳng kỹ thuật, lớp công nhân này phải có lý thuyết chuyên môn và tay nghề thành thạo. Các cấp trình độ đào tạo phải được liên thông bằng chương trình đào tạo để người lao động có cơ hội tham gia quá trình đào tạo và thụ hưởng các thành quả phát triển của đào tạo.

Muốn thực hiện được nhiệm vụ trên thì các chương trình đào tạo ở các cơ sở đào tạo cần được thiết kế theo môdule, hiện đang là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới mà các cơ sở dạy nghề ngắn hạn đang tổ chức thực hiện. Đó là một căn cứ để tiếp cận quá trình xây dựng chương trình đào tạo liên thông với các cấp trình độ khác nhau.

Th ba: Gii pháp hoàn thin h thng pháp lut lao động

Nhằm hoàn thiện khung pháp luật về lao động giữa người lao động và sử dụng lao động. Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động thông qua 2 nội dung sau:

- Một là, Nhà nước cần có những giải pháp đồng bộ để phát triển hệ thống về lao động và dạy nghề để nâng cao chất lượng nguồn lao động cho cung trên thị trường lao động. Nhà nước cần khuyến khích phát triển doanh nghiệp để tăng cơ hội việc làm cho người lao động, khuyến khích các doanh nghiệp thông báo nhu cầu lao động của mình thông qua hệ thống thông tin thị trường lao động.

- Hai là, Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp luật, chính sách về quan hệ lao động. Bộ Luật Lao động cần có những qui định bảo vệ quyền lợi của các chủ doanh nghiệp, có những chế tài cần thiết để xử lý các vi phạm của người lao động tự ý bỏ

việc hoặc thôi việc. Tăng cường sự tham gia của đại diện lao động và chủ sử dụng lao động vào quá trình xây dựng chính sách về lao động và phát triển thị trường lao động.

Th tư: Gii pháp phát trin th trường lao động Tin Giang

Nhằm để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về dự báo cung cầu lao động và giúp cho lao động có kỹ năng chuyên môn sẽ có cơ hội tìm được việc làm tốt. Tiền Giang cần chú trọng 4 nội dung sau:

- Một là, Nâng cao chất lượng và hiện đại hoá các Trung tâm dịch vụ việc làm hiện có của tỉnh Tiền Giang.

- Hai là, Thường xuyên tổ chức điều tra, thống kê thị trường lao động và xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động và dịch vụ về đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm.

- Ba là, Đa dạng hóa các kênh giao dịch việc làm nhằm tạo điều kiện phát triển giao dịch trực tiếp giữa người lao động và đơn vị tuyển dụng.

- Bốn là, Tổ chức các hội chợ việc làm hàng tháng nhằm thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa cung, cầu lao động, giữa cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng lao động.

Hiệu quả của giải pháp:

(1) Giúp đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội. Khuyến khích mọi người tham gia học nghề nhằm tạo ra một lực lượng lao động sẵn có cung ứng cho các doanh nghiệp.

(2) Giúp nâng cao khả năng cung ứng nguồn nhân lực của các cơ sở đạo tạo cho các doanh nghiệp may theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng một cách có chất lượng.

(3) Giúp hoàn thiện khung pháp luật về lao động giữa người lao động và sử dụng lao động. Đồng thời tăng cường công tác dự báo cung cầu lao động và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường lao động, lao động việc làm.

(4) Tạo tính ổn định cho nguồn lao động cung ứng cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG (Trang 152 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(306 trang)