I . Mục tiêu cần đạt:
Học xong bài này học sinh nhận biết được:
1.Kiến thức:- Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó có ý thức xây dựng bố cục tạo lập văn bản.
2.Kỹ năng:_ Thế nào là một bố cục rành mạch và hợp lí để bước đầu xây dựng được bố cục rành mạch hợp lí cho các bài văn.Tính phổ biến và sự hợp lí của dạng bố cục ba phần, nhiệm vụ của mỗi phần. Để từ đó có thể làm mở bài thân bài,kết bài đúng hướng.
3.Thái độ: Có ý thức xây dựng bố cục văn bản trước khi làm bài.
II . Chuẩn bị
1. GV : SGK + SGV + giáo án 2. HS : Đọc và soạn bài
III . Tổ chức các hoạt động
1. Ổn định lớp : ( 1’) 7A……….. 7B………..
2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’)
? Tính liên kết trong văn bản có vai trò gì 3. Bài mới.( 34’)
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 ( 20’) PP vấn đáp, qui nạp
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục và những yêu cầu bố cục trong văn bản
GV yêu cầu hs đọc mục 1a SGK trang 28 và trả lời câu hỏi(GV có cho HS trả lời dựa theo yêu cầu của đơn xin nghỉ học)
? Nội dung trong đơn có thể viết tùy tiện được không
Văn bản sẽ như thế nào nếu các ý trong đó không được sắp sếp theo trật tự,thành hệ thống?
Nó sẽ không được gọi là văn bản vì người đọc không hiểu.
Vì sao khi xây dựng văn bản,cần phải quan tâm tới bố cục?
? Em hiểu bố cục là gì
I. Bố cục và những yêu cầu bố cục trong văn bản.
1. Bố cục của văn bản.
* Ví dụ
Viết 1 lá đơn xin gia nhập Đội Thiếu niên Tiền Phong HCM
-> Nội dung phải được trình bầy theo thứ tự nhất định
* Kết luận
Văn bản không thể được viết một cách tùy tiện mà phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí,sắp sếp các
Đọc hai câu chuyện mục 2 SGK 29 và trả lời câu hỏi?
Hai câu chuyện trên rõ bố cục chưa?
So với văn bản Ngữ Văn 6 văn bản như thế là lộn xộn.
Tại sao văn bản Ngữ Văn 6 dễ tiếp nhận,còn văn bản ví dụ khó tiếp nhận?
Vì nội dung văn bản chưa liền nhau.
Cách kể chuyện ở 2b bất hợp lí ở chổ nào?
Cách kể ấy khiến cho câu chuyện không nêu bật được ý nghĩa phê phán mà còn buồn cười.
Các ý ở văn bản này có gì thay đổi?
Sự thay đổi làm cho câu chuyện mất đi yếu tố bất ngờ,khiến cho những tiếng cười không bật ra được,và câu chuyện không tập trung vào việc phê phán.
Để văn bản có bố cục rành mạch rõ ràng phải có các điều kiện nào?
Khi thực hiện một văn bản các phần,các đoạn phải sắp sếp như thế nào?
Các phần các đoạn trrong văn bản phải được sắp sếp theo một trình tự hợp lí trước sau.
Trình tự sắp sếp các phần trong bố cục có tác dụng gì?
Một bài văn thường có mấy phần?Kể tên các phần?
Văn bản thường có 3 phần :mở bài,thân bài.kết bài.
phần,các đoạn theo một trình tự,một hệ thống rành mạch và hợp lí.
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
* Ví dụ ( SGK )
Hai câu chuyện chưa rõ bố cục dù các sự việc chính vẫn có nhưng thứ tự các sự việc bị đảo lộn
=> Ý nghĩa của câu chuyện khó hiểu, tiếng cười không bật ra, giá tri phê phán giảm đi
Các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lí.
- Nội dung các phần các đoạn trong văn bản phải thống nhất,chặt chẽ với nhau;đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi.
- Trình tự sắp sếp các phần,các đoạn phải giúp cho người viết(người nói)dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
3. Các phần của bố cục.
Văn bản được xây dựng theo một bố cục gồm 3 phần:mở bài,thân bài,kết
Hãy nêu nhiệm vụ của 3 phần có trong văn bản?
Mở bài không chỉ đơn thuần là sự thông báo đề tài mà văn bản còn phải cố gắng làm cho người đọc(người nghe) có thể đi vào đề tài một cách dễ dàng,tự nhiên,hứng thú và ít nhiều hình dung bước đi của bài.
Kết bài không chỉ có nhiệm vụ nhắc lại đề tài hay đưa ra những lời hứa hẹn,nêu cảm tưởng…..
mà phải làm cho văn bản để lại ấn tượng tốt đẹp cho người đọc.
Hoạt động 2 ( 14’) PP thảo luận nhóm Ghi lại bố cục của truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”?Nhận xét về bố cục của văn bản?
Bố cục bài tập 3 rành mạch chưa?
GV hướng dẫn HS bổ sung ý kiến thêm.
bài.
II. Luyện tập 1. Bài 2/30
GV hướng dẫn HS kể lại bố cục như SGK rồi kể lại.
Cách bố cục ấy,dù đã rành mạch và hợp lí,thì cũng không hẳn là bố cục duy nhất và không phải bao giờ bố cục cũng gồm 3 phần.Vì thế vẫn có thể sáng tạo,theo bố cục khác.
2.Bài 3/30
Bố cục văn bản báo cáo chưa thật rành mạch và hợp lí.Các điểm 1,2,3 ở cthân bài thì mới kể việc học tốt chú chưa phải là trình bày kinh nghiệm học tập.Trong khi đó điểm 4 lại không nói về học tập.
Sau những thủ tục chào mừng hội nghị và tự giời thiệu mình,bản báo cáo nên lần lược trình bày kinh nghiệm học tập của bạn đó,sau đó nêu : nhờ rút ra những kinh nghiệm như thế mà việc học tập của bạn đã tiến bộ như thế nào.Cuối cùng người báo cáo có thể nói lên nguyện vọng muốn được nghe
các ý kiến trao đổi góp ý cho bản báo cáo và chúc hội ngị thành công.
4 .Củng cố : ( 4’)
4.1. Vì sao khi xây dựng văn bản,cần phải quan tâm tới bố cục?
4.2. Để văn bản có bố cục rành mạch rõ ràng phải có các điều kiện nào?
4.3. Một bài văn thường có mấy phần?Kể tên các phần?
5. HDVN ( 1’)
Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “Mạch lạc trong văn bản”SGK trang 31 Rút kinh nghiệm :
………
………
Tiết 8
Ngày 25/ 08/ 2014 Ngày dạy : 30/8/2014