LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
Tiết 20 Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
I- Mục tiêu cần đạt
Sau khi học xong bài này hs nắm được:
1. Kiến thức: Cần nắm văn bản biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người.
2. Kỹ năng: Biết phân biệt biểu cảm trực tiêp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố trong vb.
3. Thái độ: Ý thức học tập bộ môn.
II- Chuẩn bị
- Thầy: SGK, SGV, giáo án - Trò: SGK, vở soạn
II – Tổ chức các hoạt động
1. HĐ1: Ổn định tổ chức (0,5’) 7A……….. 7b……….
2. HĐ2: KTBC (5’)
(?) Quá trình tạo lập văn bản diễn ra ntn?
3. HĐ3: Bài mới. (36’)
Hoạt động của Gv và Hs Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1 ( 22’) Pp vấn đáp, qui nạp (?) Đọc 2 câu ca dao trên thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì?
- Câu 1: nỗi khổ đau oan trái của người lao động trong xh phong kiến không đc lẽ công bằng nào soi tỏ
- Câu 2: t/ cảm yêu quý, tự hào về vẻ đẹp và sức sống của quê hương, con người.
(?) Vì sao người ta lại muốn thổ lộ t/cảm?
- Mong muốn được chia sẻ, sự đồng cảm nơi người đọc bởi “ Niềm vui chia sẻ” nhân đôi, nỗi buồn được chia sẻ vơi đi 1 nửa.
(?) Vậy khi nào con người có nhu cầu biểu cảm?
GV: Nhu cầu biểu cảm của con người là rất lớn, bởi con người luôn có tình cảm và nhu cầu giao lưu tình cảm. Nhưng ko phải tình cảm nào cũng có thể thành văn bản biểu cảm, những tình cảm bình thường, nhỏ nhen thì dù có viết ra cũng chỉ làm cho người ta chê cười, sẽ ko có ai đồng cảm
những tình cảm trong văn biểu cảm PP là nhứng tình cảm cao đẹp : nhân ái, vị tha, cao thượng. Nó góp phần nâng cao phẩm giá con người và làm phong phú tâm hồn con người (?) Trong thư từ gửi cho bạn bè, em có thường biểu lộ tình cảm ko? Biểu cảm bằng phương tiện nào?
- biểu cảm = hình thức thư từ, dùng pt ngôn ngữ
I- Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
1. Nhu cầu biểu cảm của con người
=> khi có những tình cảm tốt đẹp chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác cùng cảm nhận được.
- Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình.
- P.tiện biểu cảm: ( phong phú) thư từ, thơ trữ tình, tuỳ bút, văn biểu cảm
GV: những bức thư, những bài thơ, bài văn là những văn bản biểu cảm . văn biểu cảm chỉ là một trong vô vàn cách biểu cảm của con người ( VD: ca hát, vẽ tranh, múa...)
Sáng tác nghệ thuật nói chung đều có mục đích biểu cảm .
đọc 2 đoạn văn ( T72)
(?) 2 đoạn văn đó biểu đạt những nội dung gì?
- ĐV1: Trực tiếp biểu hiện nỗi nhớ và nhắc lại những kỷ niệm vơí người bạn cùng học chung ngày nào( trong thư từ, nhật ký người ta thường biểu cảm theo lối này)
- ĐV 2: biểu hiện tình cảm gắn bó với quan hệ, đất nước,( gián tiếp qua 1 bài ca dao trên đài) (?) ND đó có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả?
- cả 2 đoạn đều ko kể một chuyện gì hoàn chỉnh, mặc dù có gợi lại những kỷ niệm. Đb là đoạn 2, tác giả s/d biện pháp miêu tả, từ miêu tả mà liên tưởng gợi ra những cảm xúc sâu sắc
văn biểu cảm khác văn tự sự, khác văn miêu tả thông thường.
+ Văn biểu cảm: mạch cảm xúc là chủ yếu.
( tự sự và miêu tả chỉ nhằm mục đích bộc lộ tình cảm )
+ Tự sự và miêu tả nhằm mục đích tái hiện lại diễn biến sự việc hoặc đối tượng miêu tả
(?) Em có nhận xét gì về những tình cảm trong văn biểu cảm
- Là những tình cảm đẹp mang tính nhân văn vì vậy mà cảm và nghĩ là tách rời nhau.
- những tình cảm xấu xa như lòng đố kỵ , bụng dạ hẹp hòi, keo kiệt không thể trở thành nội dung biểu cảm chính diện, có chăng chỉ là đối tượng để mỉa mai, châm biếm.
(?) Em có nhận xét về phương thức biểu đạt tình
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm
a. Ví dụ:
- Những cách biểu hiện trong văn biểu cảm
+ trực tiếp + Gián tiếp
- Tình cảm trong văn bản: thường là những tình cảm đẹp thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
cảm ở hai đoạn văn trên?
- 2 đoạn văn có cách biểu cảm khác nhau:
+ Đoạn 1: Là biểu cảm trực tiếp( qua các từ ngữ:
thương nhớ ơi, xiết bao mong, các kỉ niệm), người viết gọi tên đói tượng biểu cảm, nói thẳng tình cảm cua mình cách biểu cảm này thường gặp trong thư từ, nhật kí, văn chính luận.
+ Đoạn 2: biểu cảm gián tiếp qua 1 chuỗi hình ảnh và liên tưởng bắt đầu bằng mtả bằng tiếng hát trong đêm khuya trên đài, rồi im lặng, rồi tiếng hát trong tâm hồn, trong tư tưởng, tiếng hát của cô giá biến thành tiếng hát của quê hương , của ruộng vườn , của đất nc. Đây là cách biểu cảm thường gặp trong tác phẩm văn học.
* Lưu ý: văn biểu cảm chỉ nhằm làm cho người đọc biết được, cảm nhận được những tình cảm của người viết. tình cảm là nội dung thông tin chủ yếu của văn biểu cảm. các hình ảnh, sự vật chỉ là phương tiện để biểu cảm.
(?) Vậy thế nào là văn biểu cảm ?
(?) văn biểu cảm thể hiện qua những thể loại nào?
(?) tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất như thế nào?
(?) những cách biểu hiện trong văn biểu cảm
* GV lưu ý học sinh:(SGV T86)
Hoạt động 2 ( 14’) PP thảo luận nhóm (?) học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập
Gv yêu cầu hs thỏa luận nhóm sau đó cử đại diện trình bầy, gv nhận xét và bổ sung
2. Ghi nhớ – SGK T73
II/ Luyện tập 1.BT1 – T73
- Đoạn b là văn biểu cảm . Vì đoặn văn đã bộc lộ tình cảm yêu thích hoa hải đường “ Phơi phới như một lời chào hạnh phúc”
+ biểu cảm trực tiếp: mầu đỏ thắm rất quý, hân hoan say đắm
+ dùng các phương tiện và các biện pháp tu từ; so sánh, ẩn dụ( hoa hải đường rực rỡ, nồng nàn những ...
đồng tiền)
(?) BT2
- ND BC: Cả hai bài thơ đều thể hiện bản lĩnh khí phách dân tộc.
+ SNNN:
- cả hai baì đều biểu cảm trực tiếp.
2.BT2 – T73
4. HĐ4: Củng cố: (3’)
(?) Nêu đặc điểm chung của văn biểu cảm. Lấy ví dụ minh họa 5. HĐ5: HDVN: (1’)
- Làm các bài tập còn lại
- Chuẩn bị 2 văn bản : “ Côn Sơn ca” và “ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”
Rút kinh nghiệm :
………
………
………
Ngày soạn 13/9/2014 Ngày giảng : 22/9/2014 Tuần 6