I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Nắm được các kiểu đề văn biểu cảm.
2. Kỹ năng: biết cách làm bài văn biểu cảm 3. Thái độ: Ý thức học tập bộ môn.
II. Chuẩn bị
Thầy: SGK, SGV, Ngữ văn 7 nâng cao.
Trò: SGK, SBT.
III. Tổ chức các hoạt động
1. HĐ1: Ổn định tổ chức: ( 0,5’) 7A………. 7B………
2. HĐ2: Kiểm tra bài cũ ( 5’)
(?) Đặc điểm của văn biểu cảm. Lấy một đoạn văn biểu cảm minh họa 3. HĐ3: Bài mới ( 35,5’)
Hoạt động 1 ( 25,5’) PP vấn đáp, thuyết trình Đọc mục I (1) SGK T87.
Cho biết đề văn biểu cảm cho ta biết những gì?
- Đối tượng biểu cảm.
- Tình cảm cần biểu hiện.
(?) Đọc các đề (SGK-T88) (bảng phụ 1)
Xác định đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện ở mỗi đề?
Đề A B C D E
Đối tượng biểu cảm
Dòng sông
Đêm trăng trung thu
Nụ cười của mẹ Tuổi thơ
Loài cây
Tình cảm cần biểu hiện Cảm nghĩ (yêu thương, gần gũi
Cảm nghĩ (vui nhộn)
Cảm nghĩ (vui sướng, hạnh phúc)
Vui, buồn Yêu
(?) Nhận xét về đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong đề văn?
- Đối tượng biểu cảm: là vật, việc, kỉ niệm..--> là những gì thân thuộc, gần gũi với mỗi ngườitrong cuộc sống.
- Tình cảm cần biểu hiện: yêu, ghét, vui, buồn, cảm nghĩ… phải là những tình cảm chân thật, sâu sắc.
(?) Nêu các bước tạo lập văn bản?
- 4 bước.
I. Đề văn biểu cảm và cách bước làm bài văn biểu cảm
1. Đề văn biểu cảm:
- Chỉ ra đối tượng biểu cảm - Định hướng tình cảm cần biểu hiện.
2. Các bước làm bài văn biểu cảm:
* Đề bài cảm nghĩ về nụ cười của
+ Bước thứ nhất là tìm hiểu đề, tìm ý.
(?) Đọc kỹ đề, xác định đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện?
- Đối tượng biểu cảm: nụ cười của mẹ cần xác định tình cảm chân thật (yêu thương), gần gũi, ấm áp) - Tình cảm cần biểu hiện: cảm nghĩ.
* Tìm các ý cơ bản
(?) Em hình dung và hiểu thế nào về nụ cười của mẹ?
Từ thuở ấu thơ, có ai không nhìn thấy nụ cười của mẹ (?) Nhưng có phải lúc nào mẹ cũng cười không? Mẹ cười những lúc nào?
- Khi em biết đi, biết nói, lần đầu tiên em đi học, khi em được điểm cao, được lên lớp mẹ nở nụ cười yêu thương, khích lệ đối với mỗi bước tiến bộ của em.
- Khi em làm được việc tốt, ngoan ngoãn,hoc hành tiến bộ, biết nghe lời cha mẹ…mẹ cười khúc khích, động viên.
- Khi em gặp chuyện buồn, mẹ ốm mẹ cười an ủi động viên.
(?) Khi vắng nụ cười của mẹ em thấy như thế nào?
- Trống trải, căn nhà như rộng thêm.
- Buồn bã, không muốn nói gì làm gì
(?) Phải làm sao để luôn thấy được nụ cười của mẹ?
- Học giỏi, ngoan ngoãn, vâng lời người lớn.
- Biết giúp đỡ mẹ trong công việc, biết quan tâm tới mẹ.
- Hiểu những vất vả lo toan của mẹ, kính trọng mẹ.
(?) Bước tiếp theo là gì?
- Lập dàn bài (bảng phụ 2).
A. Mở bài: Cảm nghĩ chung về nụ cười của mẹ: nụ cười ấm áp, yêu thương, thật gần gũi.
B. Thân bài: Cảm nghĩ cụ thể về nụ cười của mẹ
(những biểu hiện sắc thái về nụ cười của mẹ qua những tình huống cụ thể.
- Nụ cười hạnh phúc, yêu thương khi con còn bé thơ - Nụ cười vui, khuyến khích khi con làm mẹ hài lòng( Học tập tiến bộ, ngoan ngoan, quan tâm với người khác0
mẹ.
a. Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Tìm hiểu đề:
+ Đối tượng biểu cảm : là nụ cười của mẹ.
+ Tình cảm cần viểu hiện: cảm nghĩ.
- Tìm ý (bảng phụ)
b. Lập dàn bài:
- Sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần.
- Nụ cười an ủi, động viên khi con gặp chuyện buồn - Những khi buồn vắng nụ cười của mẹ: Con thấy buồn bã, trống trải, thẫn thờ
C- KB: Lòng yêu thương và kính trọng mẹ( Mỗi khi nghĩ về nụ cười của mẹ)
(?) Bước thứ 3 là gì?
(?) Ẹm dự kiến sẽ viết phần mở bài như thế nào?
- Dẫn 1 câu ca dao Vào vấn đề?
- Nêu vai trò, chân lý về người mẹ
Giáo viên hướng dẫn y/cầu học sinh viết mở bài (?) Phần TB, KB viết như thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn văn B.văn - Lưu ý: Tình cảm phải chân thật, sâu sắc, biết cách chọn và nêu những biện pháp cụ thể, tiêu biểu
(?) Sau khi viết xong, có cần đọc lại và sữa chữa bìa viết không? Vì sao?
- Đọc lại xem có thiếu ý, lặp lại ý không ? Dùng từ ngữ, hình ảnh có hợp lý không? Chính tả đã đúng chưa?
(?) Hãy rút ra KL cách làm một bài văn biểu cảm Hoạt động 2 ( 10’) PP thảo luận nhóm
Đọc bài văn T89 – SGK, gv yêu cầu hs thỏa luận theo nhóm
(?) Bài văn bộc lộ tình cảm gì, với đối tượng nào (?) Hãy đặt một nhan đề cho văn bản
(?) Hãy nêu dàn ý của bài?
A- MB: Giới thiệu TY quê hương An Giang B- TB: Biểu hiện TY quê hương An Giang
- Yêu quê hương từ thủa còn thơ( Qua sự gắn bó với không gian, cảnh vật, thiên nhiên quê hương - Ty quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước
C – KB: Cảm tưởng thành kính và biết ơn đất mẹ( Với nhận thức của người từng trải, trưởng thành)
c, Viết bài.
d, Sửa bài
* Ghi nhớ( SGK – T88) II – Luyện tập
a. Bài văn bộc lộ tình cảm tha thiết với quê hương An Giang
Tên văn bản – Tình quể
- Qh trong trái tim tôi b. Dàn ý
c.Phương thức biểu cảm của bài văn: biểu cảm trực tiếp ( qua câu từ )
4. HĐ4: Củng cố: (3’) ? Hãy nêu các ý cơ bản cho đề văn : Cảm nghĩ của em về đêm trăng trung thu
5. HĐ5: HDVN: (1’)
- Học và làm hoàn chỉnh các bài tập
- Chuẩn bị 2 văn bản: Sau phút chia ly, Bánh trôi nước.
Rút kinh nghiệm :
………
………
Ngày soạn : 20/9/2014 Ngày giảng : 29/9/2014
Tuần 7
Tiết 25 – Bài 7