I. Mục tiêu cần đạt:
Sau khi học xong bài này Hs nắm được:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được.văn biểu cảm về sự vật con người.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nói theo chủ đề biểu cảm. Rèn luyện kỹ năng tìm ý, lập dàn bài.
3. Thái độ: Thái độ bình tĩnh ,tự tin khi nói trước lớp II. Chuẩn bị:
Thầy: SGK, SGV, giáo án.
Trò: Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáo viên (4 nhóm- 4 đề).
III. Tổ chức các hoạt động
1. (0,5’) Ổn định tổ chức: Lớp 7a…………..
2. (5’) Kiểm tra
? Nêu những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm 3. (37’)Bài mới
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 ( 15’) Pp vấn đáp thuyết trình Gv yêu cầu hs trình bầy phần chuẩn bị ở nhà theo nhóm
Nhóm 1 – đề 1 Nhóm 2 – đề 2
Đại diện nhóm trình bầy, gv chỉnh sửa và chốt
? Xác định yêu cầu của từng đề
? Ở đề 1, những cụm từ trong dấu ngoặc kép muốn nhấn mạnh điều gì về đối tượng biểu cảm
- Luyện nói trước lớp là luyện văn nói, luyện trình bày bài văn bằng miệng trước lớp.
+ Văn nói khác văn viết ở chỗ: câu văn không dài, nội dung không quá nhiều chi tiết.
+ Cần lựa chọn những ý và cho tiết quan trọng nhất, gợi cảm nhất.
I. Chuẩn bị Đề bài
Đề 1 : Cảm nghĩ về thầy cô giáo, những “ người lái đò” đưa thế hệ trẻ
“ cập bến” tương lai
- thể loại : biểu cảm về con người - đối tượng : thầy, cô giáo
- những hình ảnh ẩn dụ : “ người lái đò”, “ cập bến”
=> Vai trò và công lao to lớn của thầy, cô giáo với học trò
Đề 2 : Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hàng ngày
- thể loại : biểu cảm về sự vật - đối tượng : sách vở
+ Không phải là viết thành bài trước ở nhà rồi mang ra đọc trước lớp.
- Luyện nói biểu cảm về sự vật, con người đòi hỏi phải chú ý tới sự vật, con người một cách đầy đủ.
+ Phải có sự vật, con người làm nền cho tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ.
+ Phải vận dụng các yếu tố hồ tưởng, liên tưởng, tưởng tượng để biểu cảm. Chú ý đến các yếu tố miêu tả tự sự.
+ Tập vận dụng những hình thức biểu cảm, như:
so sánh, lời trùng điệp, hình thức cảm thán.
- Tác phong khi luyện nói: bình tĩnh, tự tin.
- Lời nói: rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm.
* Lưu ý:
- Mở đầu: Thưa thầy (cô), thưa các bạn, em xin trình bày bài nói của mình.
- Kết thúc: Xin cảm ơn thầy (cô), các bạn đã chú ý lắng nghe.
Gv đưa mẫu dàn ý 2 đề ĐỀ 1
1/ Mở bài: Nêu hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc về thầy cô ( có thể nhân ngày 20- 11; nhớ về một kỷ niệm)
2/ Thân bài:
- Hồi tưởng về thầy, cô giáo: nhớ lại kỉ niệm về sự chăm sóc của thầy cô ->
nêu cảm xúc.
- Suy nghĩ về hiện tại:
+ Thầy cô dạy hết lớp HS này đến lớp HS khác chở những chuyến đò. “Người lái đò”- người thầy đã đưa biết bao học sinh “cập bến” tương lai. Bao thế hệ HS đã trưởng thành.
+ Vai trò của ngời thầy rất lớn đến sự
trởng thành của mỗi người, đến sự phát triển của xã hội.
+ Nhớ mãi hình ảnh thầy cô.
3/ Kết bài: Kính trọng và biết ơn thầy cô, nguyện ra sức học tập.
ĐỀ 2
1/ Mở bài: Tình huống tạo cảm xúc (đến th /viện hoặc gặp lại sách vở cũ).
Giới thiệu cảm xúc chung về sách vở.
2/ Thân bài:
-Kể hoặc tưởng tượng tình huống tạo ra cảm xúc, suy nghĩ về sách vở.
-Suy ngẫm vai trò của sách vở :
+ Sách giáo khoa và vở học tập là người bạn thân thiết, gắn bó hằng ngày với học sinh.
+Sách khoa học: mở rộng hiểu biết.
+Sách văn học: Mở ra những chân trời cảm xúc, bồi dưỡng vốn sống, giáo dục thÈm mü…
+ Các phương tiện công nghệ hiện đại vẫn không thể thay thế sách vở.
3/ KB: Yêu thích đọc sách, giữ gìn sách vở, thi đua học tập.
Hoạt động 2 ( 22’) P thuyết trình
1. Giáo viên phân nhóm Học sinh nói trước nhóm bổ sung giáo viên theo dõi, nhận xét chung.
2. Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp (nên cho mỗi nhóm 1 người và trình bày 1 đoạn, không trình bày cả bài.)
3. Giáo viên theo dõi, đánh giá, tổng kết giờ học.
II. Luyện nói
4. (1,5’) Củng cố:
Bài tham khảo: “Quà bánh tuổi thơ”- SGK T130).
(?) Cho biết tác giả kể về những kỳ niệm gì, qua đó nêu ra những cảm nghĩ gì ? - Kỷ niệm về quà bánh tuổi thơ (món thịt bò khô, kẹo cau, kẹo vừng, kẹo bột, củ
khoai.) - Cảm nghĩ: nhớ nhung.
5. (1’) Hướng dẫn về nhà:
- Làm BT1,2 (SBT- T67,68) - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra văn.
Rút kinh nghiệm
………
Soạn : 15/10/2014
Dạy : 7A : 22 /10/2014
Tiết 39